Nông nghiệp Hà Lan nuôi sống được cả thế giới, còn bạn thì sao?
Ai bảo chỉ có công nghệ mới là ngành học hot của thế kỷ mới. Nông nghiệp cũng là một ngành nghề vô cùng quan trọng để nuôi sống con người.
Đến năm 2050, dự kiến sẽ có 10 tỷ người trên Trái đất. Những con số như thế này làm rung chuyển chuỗi cung ứng nông nghiệp. Điều này đòi hỏi những người nông dân cần mẫn hơn nữa? Không, điều này đòi hỏi đưa máy móc vào nông nghiệp thế nào cho hiệu quả nhất.
Có nghĩa là một "kĩ sư nông nghiệp" hoàn toàn có thể thay thế cho rất rất nhiều "nông dân".
Hãy xem Hà Lan là một ví dụ...
Trên một cánh đồng khoai tây ở biên giới Hà Lan gần với Bỉ, anh nông dân Hà Lan Jacob van de Borne ngồi trong cabin của một máy thu hoạch khổng lồ.
Và trong cái cabin cao hơn 3m này, anh đang điều khiển 2 thiết bị không người lái: 1 chiếc máy cày không người lái trên cánh đồng và 1 chiếc máy quan sát trên không.
Chiếc máy quan sát này cung cấp mọi chi tiết về lượng hóa chất, lượng nước, lượng dinh dưỡng có trong đất, tốc độ sinh trưởng và khả năng phát triển của từng cây khoai tây có trên cánh đồng.
Sản lượng của cánh đồng nhà anh Van de Borne đã chứng minh sức mạnh của nền canh tác chính xác. Trong khi năng suất trung bình của thế giới là 9 tấn trên 1 hecta khoai tây, cánh đồng nhà Van de Brone thu hoạch hơn 20 tấn trên 1 hecta.
Sản lượng thu hoạch này còn tuyệt vời hơn nếu như bạn biết được chi phí họ đã trả cho phần nguyên liệu đầu vào.
Khoảng 2 thập niên trước người Hà Lan đã đưa ra một cam kết tầm quốc gia về nông nghiệp bền vững dưới khẩu hiệu “sản xuất năng suất gấp đôi nhưng nguyên liệu giảm một nửa”.
Từ năm 2000 cho đến nay, Van de Borne và những người bạn nông dân Hà Lan đã giảm lượng nước cho mỗi vụ thu hoạch đến 90%.
Họ còn giảm lượng thuốc trừ sâu và hóa chất. Từ năm 2009 các nhà sản xuất gia cầm và gia súc Hà Lan đã cắt giảm lượng kháng sinh tới 60%.
Một điều tuyệt vời hơn nữa, Hà Lan là một nước rất nhỏ, mật độ dân số cực kì cao với hơn 130.000 người/m2, nhưng lượng xuất khẩu nông nghiệp thì có giá trị thứ hai sau Mỹ với sản lượng cao hơn 270 lần trên cùng diện tích đất.
Vậy người Hà Lan đã làm như thế nào để đạt được điều đó?
Nhìn từ trên cao, Hà Lan không giống như những nước sản xuất nông nghiệp khác. Những luống rau dày đặc trên những cánh đồng rời rạc và diện tích thì rất nhỏ so với quy mô kinh doanh nông nghiệp.
Những cánh đồng này không liền kề nhau, bị phân tán bởi những vùng ngoại ô và những thành phố đông đúc.Kể cả trong vùng chuyên canh, những luống khoai tây, nhà kính, trang trại nuôi heo vẫn luôn nằm kế bên những tòa nhà chọc trời hay các nhà máy công nghiệp.
Một nửa diện tích đất quốc gia được sử dụng cho nông nghiệp. Dọc theo những bờ sông là các tổ hợp nhà kính nhìn như những tấm gương khổng lồ trải dài xuyên suốt khắp đất nước, lấp lánh lúc Mặt trời mọc và tỏa sáng với ánh đèn mờ ảo phát ra từ bên trong khi màn đêm xuống.
Đồng thời, người Hà Lan cũng là nhà xuất khẩu đứng đầu thế giới về khoai tây và hành, xuất khẩu lớn thứ hai thế giới về các loại rau khác. Hơn 1/3 sản lượng hạt giống rau được buôn bán trên thị trường thế giới xuất phát từ Hà Lan.
Bộ não đứng đằng sau những con số tuyệt vời này là trung tâm nghiên cứu Đại học Wangeningen, nằm cách thủ đô Amsterdam 80km, được công nhận là học viện nghiên cứu nông nghiệp hàng đầu thế giới.
Wangeningen tạo ra Food Valley (Thung lung thực phẩm), một trung tâm tập trung các công ty khởi nghiệp về công nghệ nông nghiệp và những nông trại thí nghiệm.
Cái tên Food Valley “thung lũng thực phẩm” được nhái theo Sillicon Valley - “thung lũng công nghệ” của Califonia.
Vai trò của Wangeningen cũng giống như vai trò của Đại học Stanfort trong việc tạo ra sự hòa hợp giữa kinh doanh và nghiên cứu học thuật.
Ernst van den Ende - giám đốc của Trung tâm nghiên cứu khoa học cây trồng, Đại học Wangeningen cho rằng: Chỉ có sự hòa hợp giữa nghiên cứu khoa học và nhu cầu của thị trường mới có thể đáp ứng được những thách thức nằm ở phía trước. Đó chính là: trong 40 năm tới, Trái đất phải sản xuất thức ăn nhiều hơn tổng số lượng mà nông dân đã sản xuất trong hơn 8.000 năm qua.
Bởi vì đến năm 2050, dân số Trái đất sẽ tăng lên đến 10 tỷ người. Và nếu như năng suất nông nghiệp không tăng lên gấp bội để phù hợp với sự suy giảm lượng nước và năng lượng hóa thạch, hơn một tỷ người có thể phải đối mặt với nạn đói.
Còn bạn thì sao?
Nông nghiệp Hà Lan được cho là sẽ có thể nuôi sống được cả thế giới, chỉ tiếc là nếu muốn theo học chuyên ngành này ở Hà Lan thì bạn cần biết tiếng Hà Lan.
Còn nếu bạn muốn du học các nước phát triển khác để áp dụng cách họ đưa công nghệ, máy móc vào nông nghiệp thế nào? Vui lòng liên hệ Du học VISCO nha.
Việt Nam chạy đua với ngành chip bán dẫn: học gì, học ở đâu và cơ hội nghề nghiệp?
Mức lương cho kỹ sư thiết kế chip tại Việt Nam hấp dẫn với mức từ 10.000 đến $15.000 mỗi năm cho người mới ra trường và có thể lên tới $30.000 - $40.000 cho những kỹ sư có kinh nghiệm.
Vượt mặt "Computer Science", "Công nghệ bán dẫn" đang cực khát nhân sự tại Mỹ
Ngành Công nghệ bán dẫn - Ngành học không lo thất nghiệp tại Mỹ.
Danh sách các trường trung học nội trú Mỹ số 1 của các bang
Tham khảo danh sách trường phổ thông nội trú số 1 của các bang
Lexington Catholic High School, trường nội trú bang Kentucky
Học sinh tốt nghiệp trung học Lexington Catholic High School với visa F1 tại Kentucky sẽ được hưởng mức học phí in-state chỉ $13,502/năm (năm 2025), thay vì mức học phí đầy đủ $34,140/năm