Loading...

Hành trang du học Hà Lan 9: Các chi phí tại Hà Lan bạn nên biết

Đơn vị tiền tệ

Tiền tệ của Hà Lan là đồng Euro: €. Hà Lan là một trong mười bảy quốc gia sử dụng đồng euro. Mặc dù tất cả các quốc gia này đều phát hành đồng tiền euro với hình ảnh nhận diện của riêng họ, tuy vậy tất cả các đồng và tờ tiền đều được sử dụng hợp pháp ở tất cả các quốc gia dùng đồng euro.

Có tám đồng tiền xu các loại (€ 0,01, € 0,02, € 0,05, € 0,10, € 0,20, € 0,5, € 1 và € 2) và bảy loại tờ tiền (€ 5, € 10, € 20, € 50, € 100, € 200 và € 500). Tại một số nơi, một số loại đồng tiền xu như một và hai xu (€ 0,01, € 0,02) không bao giờ được sử dụng nữa.

Bên cạnh học phí (chỉ từ  7.399 EUR/năm), một phần khác của vấn đề tài chính khá quan trọng khi du học chính là chi phí sinh hoạt.

Câu hỏi thường được đặt ra là - Sống ở Hà Lan có đắt đỏ hay không? Và câu trả lời sẽ là - Điều này phụ thuộc phần nhiều vào thành phố bạn sinh sống cũng như thói quen chi tiêu của chính bạn.

Theo kinh nghiệm được chia sẻ thường sinh viên chi tiêu khoảng từ 800 - 1,100Euro mỗi tháng bao gồm chi phí nhà ở, các chi phí sinh hoạt cơ bản và bảo hiểm.

Các bạn sinh viên có thể tham khảo chi phí được chia cụ thể dựa trên mức chi tiêu hàng tháng của sinh viên tại một thành phố ở Hà Lan dưới đây:

• Chi phí nhà ở: ~ €350-700
• Chi phí ăn uống/siêu thị: ~ €150
• Chi phí cho sách vở: ~ €84
• Chi phí đi lại: ~ €48
• Chi phí vui chơi/giải trí: ~ €130
• Chi phí quần áo: ~ €58
• Chi phí điện thoại: ~ €32
• Chi phí bảo hiểm quốc tế (trả theo năm): ~ €450


CHI PHÍ SINH HOẠT VÀ CÁC TIPS TIẾT KIỆM Ở HÀ LAN

Chi phí nhà ở

Dao động 290 – 700euro. Đây là giá của 1 phòng đơn trong 1 căn nhà mà mình phải dùng chung nhà tắm, bếp, phòng khác với 3-5 người khác. Giá phòng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như

• Vị trí nhà: nằm ở trung tâm hay ngoại thành, thành phố lớn hay bé, có gần các phương tiện công cộng. Phòng ở các thành phố lớn như Amsterdam, Utrecht chắc chắn sẽ khó tìm, đắt hơn phòng ở với chất lượng tương đương ở thành phố bé như Deventer

• Diện tích phòng: phòng bé 8m2 hay phòng cỡ vừa, cỡ lớn

• Số lượng người bạn chung nhà cùng

• Chất lượng của phòng, của nhà: Nhà mới xây, phòng có đủ đồ đạc hay chỉ có đồ ở những khu vực chung còn đâu không có đồ (furniture) ở phòng mà người thuê phải tự mua

• Giá phòng có bao gồm tiền điện, nước, internet,… hay không. Tùy chủ nhà mà người ta bao gồm các chi phí này trong giá phòng. Nếu không thì số tiền này thường sẽ được chia đầu người thuê, và người thuê phải tự trả. Cách kiểm tra xem giá phòng có bao gồm các chi phí này hay không: Rent inclusive (tiền phòng đã bao gồm), Rent exclusive (tiền phòng không bao gồm)

• Nhà có được đăng kí địa chỉ ở gementee không (gementee ở đây tương đương ủy ban thành phố)

Các tips: Cẩn thận không sẽ dễ dàng bị lừa (Scam) do số lượng người muốn thuê phòng/nhà cao hơn số lượng phòng/nhà cho thuê (cung lớn hơn cầu). Chính vì thế nên để chọn người thuê và cũng để cho người thuê xem phòng, sẽ có 1 hôm house viewing. Trong hôm đấy, người muốn thuê sẽ được xem phòng, chủ nhà và những người thuê ở căn nhà đấy sẽ nói chuyện với những người muốn thuê rồi cùng chọn ra người họ muốn cho thuê phòng.

Các tips tránh bị lừa:

• Chỉ quyết định thuê nhà, trả tiền đặt cọc sau khi xem nhà, gặp mặt chủ nhà, có hơp đồng thuê nhà. Đã có rất nhiều trường hợp bị lừa do chủ nhà lấy lý do không có nhà và vẫ yêu cầu chuyển tiền

• Yêu cầu có các thông tin của chủ nhà: thẻ ID ( tương đương với CMND)

• Đừng ham rẻ mà bị lừa. Ví dụ: nhà ở trung tâm thành phố lớn Utrech với 4 phòng ngủ với giá bao gồm điện nước là 1000euro/ tháng là auto scam

• Phòng ở cần có cửa sổ và được phép đăng kí với Gementee. ( nếu không thì có nghĩa là chủ nhà đang cho thuê phòng 1 cách Bất Hợp Pháp). Đã có trường hợp sinh viên VN đang ở trong nhà, cảnh sát đến kiểm tra và thông báo là chủ nhà đang cho bạn này thuê bất hợp pháp. Cuối cùng bạn phải nhanh chóng tìm phòng khác để chuyển đi. Tuy không bị phạt nhưng rất mất công sức, thời gian và tiền bạc để chuyển với tìm phòng mới

• Nên thuê qua các công ty chuyên cho thuê nhà như SSHN. Ngoài việc không bị lừa, các công ty này còn rất chuyên nghiệp trong giấy tờ hay sửa chữa phòng/ nhà hay nếu có bất kì vấn đề gì liên quan đến nhà cửa ( nước không chảy, internet có vấn đề,…)

Ngoài ra các bạn nên tĥam gia các nhóm chuyên đăng tin thuê phòng của từng thành phố trên Facebook. Các từ khoá để tìm là Kamer + tên thành phố. Ví dụ: Kamer Utrech

Nếu các bạn ở studio (phòng khép kín có riêng bếp, nhà vệ sinh) hoặc thuê 1 căn riêng. Các bạn có thể xin trợ cấp chính phủ. Điều kiện và cách đăng kí: https://www.belastingdienst.nl/wps/wcm/connect/bldcontentnl/belastingdienst/prive/toeslagen/huurtoeslag/

Tiền Ăn:

Dao động 80 – 200euro/tháng, phụ thuộc

• Ăn ngoài hay tự nấu ở nhà: ăn 1 bữa ở nhà hàng ở ngoài trung bình 12- 25euro/ bữa hay bánh mì kẹp thịt tầm 4-5e/cái. Trong khi nếu bạn tự nấu thì chỉ mất khoảng 20-30euro/ tuần

• Các siêu thị giá rẻ: Aldi, Lidl. Siêu thị COOP, AH thì đắt hơn 1 chút. Tất cả các siêu thị đều có các mặt hàng giảm giá hàng tuần.

Tiền bảo hiểm:

Dao động 55 – 130euro/ tháng, phụ thuộc

• Bảo hiểm dành cho học sinh quốc tế của AON hay IPS, InsuretoStudy. Mình mới check trên trang web của AON thì là 55euro/ tháng

• Bảo hiểm dành cho người có thu nhập: Basic Health Insurance 99-130euro/tháng. Bảo hiểm này có nhiều nhà cung cấp.

• Trang web để so sánh các gói và các nhà cung cấp: https://www.zorgwijzer.nl/zorgvergelijker/english

Các tips: Bắt buộc phải có bảo hiểm khi bạn sống ở Hà Lan. Nếu bạn có thu nhập thì bạn bắt buộc phải mua bảo hiểm này. Sinh viên quốc tế có công việc làm thêm thì cũng phải mua gói này. Khi bạn mua gói bảo hiểm này và đáp ứng đủ điều kiện của chính phủ, bạn sẽ được họ hỗ trợ tiền bảo hiểm tầm 99euro/tháng nên cuối cùng bạn gần như không phải trả hoặc chỉ phải trả 1-30euro/ tháng. Trang web dưới thuộc về chính phủ, nó ghi rõ điều kiện và cách đăng kí nhận trợ cấp.

https://www.belastingdienst.nl/wps/wcm/connect/bldcontentnl/belastingdienst/prive/toeslagen/zorgtoeslag/voorwaarden/voorwaarden-zorgtoeslag

Tiền đi lại:

Dao động 5 – 105euro/tháng

• Có 2 loại thẻ đi lại là thẻ cá nhân (personal OV-chipkaart) và thẻ không có tên (anonymous OV-chipkaart).

Thẻ cá nhân thì sẽ có tên, ảnh chủ thẻ. Thẻ không có tên chỉ có số thẻ.

Mở tài khoản ngân hàng

Mở tài khoản ngân hàng là một trong những việc cần lưu ý và nên thực hiện càng sớm càng tốt ngay khi bạn đến Hà Lan du học. Hầu hết mọi người ở Hà Lan cũng như sinh viên quốc tế thường sử dụng thẻ ghi nợ Maestro vì trong một số trường hợp hay tại một số cửa hàng không chấp nhận thẻ tín dụng và thậm chí đã ngừng chấp nhận thanh toán bằng tiền mặt.

Để mở tài khoản ngân hàng, bạn cần trực tiếp đến ngân hàng và mang theo hộ chiếu hợp lệ cùng với một số giấy tờ thủ tục được yêu cầu khác. Thông thường văn phòng hỗ trợ sinh viên quốc tế tại Đại học bạn theo học sẽ giới thiệu bạn một số ngân hàng để mở tài khoản, ví dụ như Rabobank, ABN-Amro, ING...

Khi bạn thành công mở tài khoản ngân hàng, bạn sẽ được cấp một thẻ ngân hàng (thường được gọi là pinpas) cùng với mã PIN (mã số nhận dạng cá nhân). Thanh toán bằng thẻ ngân hàng (pinnen) là cách thanh toán phổ biến nhất tại các cửa hàng Hà Lan. Bạn có thể sử dụng thẻ ngân hàng của mình để thanh toán cho các khoản nhỏ và rẻ cũng như cho các hàng hóa lớn và đắt tiền.

Một số trang web cung cấp thông tin hữu ích về chi tiêu tại Hà Lan

• Vấn đề liên quan tài khoản ngân hàng: Jamexpat
Chi tiêu tại Hà Lan của sinh viên quốc tế

Những điều cần biết về DU HỌC HÀ LAN

Đăng kí tư vấn miễn phí

dang ky tai day

Các bài viết khác

Xem thêm
/img/newses/origin/visco_tu-van-vao-dai-hoc-tai-cac-truong-pho-thong-noi-tru-my-202496112457.jpeg
Tư vấn vào Đại học tại các trường phổ thông nội trú Mỹ
Tham khảo danh sách các trường phổ thông nội trú Mỹ được đánh giá cao về chương trình hỗ trợ và tư vấn vào đại học (Bảng xếp hạng tham khảo - 4546 trường phổ thông được xếp hạng về chương trình hỗ trợ vào đại học)
/img/newses/origin/visco_truong-tu-thuc-ban-tru-bishop-blanchet-high-school-seattle-bang-washington-202482817052.jpeg
[A+] Trường tư thục bán trú Bishop Blanchet High School, Seattle, bang Washington
Bishop Blanchet High School là trường tư thục bán trú ở Seattle, cấp học bổng từ $500 đến 50% học phí
/img/newses/origin/visco_truong-pho-thong-noi-tru-the-national-mathematics-and-science-college-natmatsci-giu-vung-thanh-tich-dao-tao-xuat-sac-65283-202482611202.jpeg
Trường Phổ thông Nội trú The National Mathematics and Science College (NatMatSci): Giữ vững thành tích đào tạo xuất sắc!
Trường Phổ thông Nội trú The National Mathematics and Science College (NatMatSci) luôn nằm trong Top những trường có kết quả đầu ra A-Level tốt nhất tại Anh Quốc. Hiện tại, trường vẫn đang có những suất học bổng tối đa lên tới 135% học phí dành cho những bạn học sinh thực sự xuất sắc!
/img/newses/origin/visco_danh-sach-cac-truong-dai-hoc-my-manh-ve-nganh-kien-truc-202482311476.jpeg
Danh sách các trường Đại học Mỹ mạnh về ngành Kiến trúc
Danh sách các trường Đại học Mỹ là đối tác của VISCO có chương trình đào tạo ngành Kiến trúc được công nhận bởi NAAB