Loading...

Thông tin cơ bản về Liên bang Thụy Sĩ

Thụy Sĩ duy trì hệ thống giáo dục đạt chuẩn cao và được công nhận trên toàn thế giới. Nhiều trường tư thục quốc tế ở Thụy Sĩ luôn khuyến khích sự trân trọng đối với các nền văn hóa khác nhau

Thụy Sĩ là một quốc gia xinh đẹp, môi trường sống tuyệt vời nhất thế giới, nổi tiếng về vẻ đẹp thiên nhiên với những vùng hồ, núi, thung lũng cùng với các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao như đồng hồ, kẹo chocolate và hệ thống ngân hàng, trên hết là dịch vụ cao cấp trong ngành du lịch cùng với hệ thống các trường quản lí du lịch và khách sạn hàng đầu trên thế giới.

I. Khái quát chung


- Tên nước: Liên bang Thụy Sĩ (The Confederation of Switzerland)

- Quốc khánh: Ngày 01 tháng 8 (năm 1291)

-Thủ đô: Bern

- Vị trí địa lý: Nằm ở Trung Âu, phía Bắc giáp Đức, Nam giáp Italia, Tây giáp Pháp, Đông giáp Áo và Lichtenstein.

- Khí hậu: Chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương và lục địa nên ôn hòa, mát, nhiệt độ trung bình 12 độ C.

- Diện tích: 41.290 km2 (đất: 39,770 km2; nước: 1,520 km2)

- Dân số: 7.523.934 người (2006)

- Tôn giáo: Công giáo La mã: chiếm 42%; Tin lành: 35%; Đạo Hồi: 4%

- Ngôn ngữ: Tiếng Đức: chiếm 63,7%; Tiếng Pháp: 20,4%; Tiếng Italia: 6,5%; Các ngôn ngữ khác: 9,4%


II. Kinh tế


- Đồng tiền: Swiss Franc (SFr.) - GDP: GDP đạt 300,2 tỷ USD và GDP/người đạt 41.100 USD (năm 2007)

- Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 3,1% (năm 2007)

- Tài nguyên thiên nhiên: Nguồn thủy điện, gỗ và muối mỏ.

Tuy là nước nhỏ về diện tích, dân số, tài nguyên thiên nhiên nghèo nhưng Thụy Sĩ có vị trí quan trọng về kinh tế- tài chính trên toàn cầu. Thụy Sĩ thi hành chính sách kinh tế thị trường xã hội, chủ yếu dựa trên cơ sở tư nhân. Thụy Sĩ là một nước công nghiệp phát triển cao ở Châu Âu, trong đó có nhiều ngành đạt trình độ hàng đầu trên thế giới như: cơ khí chế tạo, điện cơ, hóa chất, dược phẩm, thuốc tân dược, tài chính - ngân hàng, du lịch, đồng hồ, đồ trang sức, dịch vụ và bảo hiểm. Ngoại thương và dịch vụ đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.

- Cơ cấu nền kinh tế: Các ngành dịch vụ 70,4%; Công nghiệp 24,9%; Nông nghiệp 4,8%. Lực lượng lao động có 3,8 triệu người; thất nghiệp chiếm 3,8%; lạm phát là 1,2% (năm 2005). Xuất khẩu: máy móc, hóa chất, kim khí, đồng hồ… đạt 166, tỷ USD (2006) Nhập khẩu: máy móc, kim khí, xe cộ, sản phẩm nông nghiệp… đạt 162 tỷ USD (2006)


III. Văn hóa

Do vị trí địa lí đặc biệt nằm giữa nhiều nước lớn nên ngôn ngữ của Thụy Sĩ rất đa dạng. Đất nước này có tới 4 ngôn ngữ chính thức là tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Ý và tiếng Latinh. Bên cạnh đó, Thụy Sĩ còn là nước có truyền thống lịch sử về sự trung lập. Đất nước này không xảy ra bất kỳ một cuộc chiến tranh nào từ năm 1815 đến nay và là trụ sở của nhiều tổ chức quốc tế quan trọng như Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế, Tổ chức Thương mại thế giới…

Thụy Sĩ là một quốc gia có nhiều đồi núi với những phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, trên 40 dãy núi cao trên 4.000 m so với mặt nước biển và có dãy núi Alps nổi tiếng thế giới, với những đỉnh núi cao, những dòng sông băng và nhiều hồ nước đẹp. Thụy Sĩ cũng là nơi có nhiều công trình kiến trúc đẹp, nhiều di tích lịch sử thu hút khách du lịch.


IV. HỆ THỐNG GIÁO DỤC


Hệ thống giáo dục Thụy Sĩ khá đa dạng do hiến pháp Thụy Sĩ ủy quyền cho các bang trong lĩnh vực giáo dục. Hiến pháp lập ra nền tảng cơ bản, chẳng hạn như hệ tiểu học là bắt buộc cho tất cả trẻ em và các trường công miễn phí cho học sinh, liên bang có thể hỗ trợ các trường đại học.

Thụy Sĩ duy trì hệ thống giáo dục đạt chuẩn cao và được công nhận trên toàn thế giới. Nhiều trường tư thục quốc tế ở Thụy Sĩ luôn khuyến khích sự trân trọng đối với các nền văn hóa khác nhau. Ngày 21/5/2006, Thụy Sĩ đã thống nhất cải cách hệ thống giáo dục của minh thành một hệ thống chung duy nhất trên toàn quốc.

Hệ thống giáo dục bắt buộc thường bao gồm hệ tiểu học và trung học. Trước đó, học sinh sẽ bắt đầu với cấp bậc mẫu giáo. Độ tuổi tối thiểu cho cấp tiểu học là khoảng 6 tuổi ở tất cả các bang, một vài các bang khác nhận học sinh 5 tuổi vào học như Thurgau và Nidwalden. Cấp tiểu học tiếp tục đến lớp 4 hoặc 5, tùy theo từng trường. Học sinh có thể đăng ký chọn học tại trường yêu thích tuy nhiên có thể sẽ tùy theo ngôn ngữ sử dụng là tiếng Pháp, Đức hay Itaia. Cuối bậc tiểu học hoặc đầu trung học, học sinh sẽ được phân lớp theo khả năng của mình trên nhiều lĩnh vực. Những học sinh giỏi nhất sẽ được sắp xếp học những chương trình nâng cao để chuẩn bị cho việc học sau này trong khi các bạn học sinh bình thường khác sẽ theo những chương trình phù hợp hơn với khả năng của mình. Bảng phân chia này có thể tóm tắt như sau:

- Tiền trung học: chương trình này nhằm mục đích chuẩn bị cho học sinh theo chương trình trung học. Học sinh thường có thể chọn lựa giữa các môn thiên về khoa học hơn (nhiều giờ học toán, lý, hóa hơn) và các môn thiên về văn chương.

- Trung gian: chương trình này giảng dạy cho những học sinh dự định theo học nghề sau này.

- Tiền nghề: tái phân nhóm học sinh thích những công việc mang tính tay chân hơn và chuẩn bị nền tảng vững chắc về khả năng đánh vần, đọc hiểu và toán giúp cho quá trình học việc của học sinh sau này.

Mục đích của hệ thống này giúp cung cấp cho học sinh nền giáo dục phù hợp với nhu cầu và sở thích của học sinh, tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng học sinh cũng bị phân chia dựa trên trí tuệ của mình. Chương trình trung học I tiếp tục đến lớp 9, cũng là cấp lớp bắt buộc cuối cùng. Chương trình trung học II không bắt buộc và tùy thuộc vào sở thích của học sinh. Điều quan trọng hơn khi đăng ký là chương trình trung học (Gymnasium/Lycées/Collèges) chuẩn bị cho học sinh vào đại học. Học sinh sẽ được phân chia vào nhiều trường, tùy theo chuyên môn về khoa học, văn học hay kinh doanh. Việc học sau trung học tùy thuộc vào chương trình học sinh theo học ở bậc trung học. Đối với những hoc sinh có bằng tốt nghiệp trung học thường sẽ chọn lựa đại học để tiếp tục. Học sinh theo học nghề thường có thêm bằng Fachhochschule hoặc Höhere Fachschule trong chương trình học. Thụy Sĩ là quốc gia có tỉ lệ học sinh nước ngoài cao thứ nhì thế giới theo học chương trình sau trung học, sau Úc. Thụy Sĩ có 12 trường đại học, trong đó 10 trường được quản lý bởi các bang. Các trường đại học nổi tiếng ở Thụy Sĩ là Universität Zürich and the Universität St. Gallen



THAM KHẢO THÊM

 

Các bài viết khác

Xem thêm
/img/newses/origin/visco_kham-pha-co-hoi-tu-cac-nganh-business-stem-designated-tai-my-20241219105933.jpeg
Khám Phá Cơ Hội Từ Các Ngành Business STEM-Designated tại Mỹ
Business STEM-designated đang nổi lên như một lựa chọn xuất sắc, kết hợp giữa kinh doanh và công nghệ kỹ thuật, trang bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết để thành công trong môi trường kinh doanh hiện đại.
/img/newses/origin/visco_du-hoc-pho-thong-my-bang-missouri-20241218103212.jpeg
Du học phổ thông Mỹ bang Missouri
Tư vấn du học VISCO giới thiệu 3 trường trung học nội trú Mỹ bang Missouri
/img/newses/origin/visco_du-hoc-pho-thong-my-bang-colorado-65342-20241218102053.jpeg
Du học phổ thông Mỹ bang Colorado
Tư vấn du học VISCO giới thiệu các trường phổ thông nội trú và bán trú tại bang Colorado
/img/newses/origin/visco_du-hoc-pho-thong-my-bang-indiana-65341-20241217154636.jpeg
Du học phổ thông Mỹ bang Indiana
Tư vấn du học VISCO giới thiệu 2 trường phổ thông tại bang Indiana