Loading...

Hậu Brexit- Luật cho lao động nước ngoài tại Anh

Dành cho các bạn du học Anh và muốn tìm hiểu cơ hội làm làm việc tại Anh Quốc, nhất là sau khi Anh ban bố chính sách cho phép sinh viên ở lại làm việc tại Anh 2 năm sau tốt nghiệp. Dự thảo quy chế cho lao động nước ngoài tại Anh có một số nét tương đồng với luật về lao động nhập cư đang áp dụng tại Canada và Úc. Người ta sẽ xét hồ sơ dựa trên một thang điểm tương đối rõ ràng. Những ai có đủ 70 điểm sẽ được cấp giấy phép làm việc tại Anh. Đây là một hình thức nước Anh lấy lại quyền tự chủ trong vấn đề nhập cư sau khi rời EU, khuyến khích lao động có trình độ và hạn chế lao động phổ thông. Quy chế này sẽ được áp dụng vào đầu năm 2021, khi Anh hết thời kỳ chuyển tiếp Brexit. Về cách tính điểm thì cụ thể gồm ba phần như sau: 1. Phần bắt buộc gồm: - Giấy mời và hợp đồng lao động từ chủ lao động: 20 điểm - Tay nghề được công nhận: 20 điểm - Tiếng Anh ở trình độ cần thiết cho nghề đó: 10 điểm 2. Phần về thu nhập tối thiểu: - £20,480 - £23,039 bảng Anh/năm: 0 điểm - £23,040 - £25,599 bảng Anh/năm: 10 điểm - Từ £25,600 bảng Anh/năm trở lên: 20 điểm 3. Phần cho thêm điểm: - Nghề trong lĩnh vực Anh đang thiếu: 20 điểm - Bằng tiến sĩ (PhD) cho nghề cần tuyển: 10 điểm - Bằng tiến sĩ trong bộ môn STEM: 20 điểm Phân tích kỹ hơn một chút thì thấy phần 1 không phải là quá khó để đạt 50 điểm, đặc biệt là đối với các bạn có điều kiện đi du học. Phần 2 là phần rắc rối hơn một chút đối với người mới bắt đầu đi xin việc. Mức lương khởi điểm ở Anh không được cao lắm. Ví dụ như mức lương cho nghiên cứu sinh ở trường Đại học- University researcher chỉ khoảng £22,000/năm như vậy sẽ chẳng được điểm nào. 20 điểm còn lại thì nhìn có vẻ hơi khó khăn. Nếu như có bằng tiến sĩ trong các ngành STEM- các ngành khoa học, kỹ thuật, công nghệ thì mới được 20 điểm. Bằng tiến sĩ trong các chuyên ngành khác như kinh tế chẳng hạn thì chỉ có 10 điểm. Mà thật ra thì có bao nhiêu người có được bằng tiến sĩ đâu. Vì vậy mấu chốt của 20 điểm sống còn này là bạn phải xin việc trong các ngành nghề nước Anh đang thiếu. Đa số các ngành này không chỉ là nước Anh đang thiếu lao động mà thật ra đây là các ngành thiếu hụt lao động toàn cầu, nước nào cũng thiếu. Một số ngành cụ thể như các ngành liên quan đến y khoa, chăm sóc sức khỏe, các ngành khoa học cơ bản, các ngành kỹ sư trong công nghiệp máy móc, chế tạo, các ngành liên quan đến IT, thiết kế đồ họa, kiến trúc sư v.v. Ngoài ra nước Anh còn chú trọng thu hút nhân tài cho nên các nghệ sĩ, nhạc sĩ, vũ công, nhà sản xuất, đạo diễn là các ngành được liệt kê trong danh sách các ngành đang thiếu lao động. Danh sách này được chính phủ cập nhật thường xuyên nhưng sự thay đổi không phải là quá lớn. Ví dụ như nghề làm bếp hoặc nghề thợ hàn cũng có trong danh sách nhưng có một số các điều kiện liên quan đến kinh nghiệm đi kèm. Định hướng học tập và nghề nghiệp của học sinh, sinh viên Việt Nam Việc đi du học đã trở nên phổ biến ở Việt Nam trong vòng hơn mười năm nay. Số lượng sinh viên du học ở các nước thường tăng giảm dựa trên cơ hội việc làm và chính sách nhập cư. Ví dụ Canada trước đây có số lượng sinh viên Việt Nam thấp hơn Anh nhưng vì chính sách nhập cư và định cư thông thoáng của thủ tướng Justin Trudeau mà số lượng sinh viên du học Canada tăng lên con số mười mấy nghìn trong một năm. Năm ngoái chính phủ Anh công bố chính sách cho sinh viên có bằng đại học được ở lại Anh sau khi tốt nghiệp để tìm việc làm. Đầu năm sau với quy chế cấp giấy phép lao động mới này có thể sẽ làm nước Anh trở nên hấp dẫn hơn. Tuy nhiên định hướng ngành nghề học tập của sinh viên Việt Nam còn khá mông lung. Đến thời điểm này gần 70% sinh viên Việt Nam vẫn còn học các ngành liên quan đến Quản trị, Marketing, Tài chính, Ngân hàng. Đây là sự cải thiện đáng kể vì trước đây 90% sinh viên học các ngành kể trên. Trong gần hai mươi năm làm việc với sinh viên quốc tế, các sinh viên học các ngành khoa học kỹ thuật vẫn rất hiếm hoi, có một số ít các bạn học IT. Nước Anh không phải là thiên đường trên hạ giới, tuy nhiên Anh Quốc có nhiều trường đại học danh tiếng và nền giáo dục có chất lượng cao trên thế giới. Hy vọng chính sách mới của chính phủ Anh sẽ là động lực cho nhiều bạn trẻ chọn được ngành học và nghề nghiệp ổn định trong tương lai. Những điều bạn nên biết khi du học Anh Quốc
Đăng kí tư vấn ONLINE, miễn phí [contact-form][contact-field label="Tên" type="name" required="1"][contact-field label="Thư điện tử" type="email" required="1"][contact-field label="Số điện thoại" type="text" required="1"][contact-field label="Tin nhắn" type="textarea"][/contact-form]                

Các bài viết khác

Xem thêm
/img/newses/origin/visco_cac-truong-dai-hoc-my-bang-alabama-20243261012.jpeg
Các trường Đại học Mỹ bang Alabama
Các trường Đại học Mỹ bang Alabama
/img/newses/origin/visco_du-hoc-my-nganh-sinh-hoc-phan-tu-molecular-biology-65258-2024325142843.jpeg
Du học Mỹ ngành Sinh học phân tử - Molecular Biology
Tổng hợp danh sách các trường Đại học Mỹ mạnh về ngành Sinh học phân tử
/img/newses/origin/visco_massachusetts-college-of-pharmacy-and-health-sciences-truong-dai-hoc-duoc-va-khoa-hoc-suc-khoe-bang-massachusetts-65257-2024322155845.jpeg
Massachusetts College of Pharmacy and Health Sciences - Trường Đại học Dược và Khoa học sức khỏe bang Massachusetts
Massachusetts College of Pharmacy and Health Sciences là trường Đại học tư thục có trụ sở chính đặt thành phố Boston, bang Massachusetts. Là trường có một lịch sử nổi bật về đào tạo sinh viên ngành Y Dược.
/img/newses/origin/visco_gap-go-phuong-linh-du-hoc-sinh-tai-thuy-si-tai-ha-noi-65256-2024313161149.jpeg
Gặp gỡ Phương Linh - Du học sinh Thụy Sĩ tại Hà Nội
Tư vấn du học VISCO kính mời các Quý phụ huynh, các em học sinh, sinh viên quan tâm ngành học Quản trị Khách sạn và Ẩm thực tham gia buổi trò chuyện cùng Phương Linh – bạn nữ sinh năm cuối của SHMS – trường QTKS xếp hạng 2 ở Thuỵ Sĩ; xếp hạng 3 trên toàn thế giới