Du học Anh có được làm thêm không? 23 công việc bạn có thể lựa chọn

Nếu muốn biết du học Anh có được làm thêm không, có lẽ cách nhanh nhất là bạn check lại visa của mình.
Visa và working hours limit https://www.facebook.com/duhocvisco/photos/a.1913355168732128/2581112611956377/?type=3&theaterThông tin trên visa sẽ hiển thị xem bạn được phép làm tối đa bao nhiêu tiếng / tuần. Thường visa bậc thạc sĩ (Tier 4) thì các bạn sẽ được tối đa là 20h/tuần. Với bậc học thấp hơn, thậm chí vẫn là visa Tier 4 nhưng dưới 16 tuổi thì chỉ được tối đa 10h/tuần. Điều này rất quan trọng vì nếu bạn bị phát hiện làm quá số giờ cho phép thì sẽ bị gửi thẳng về nước và cấm nhập cảnh vào Anh trong 10 năm sau đó.
Đương nhiên, với các bạn du học sinh thì cũng có nhiều cách để lách luật. Ví dụ bạn có thể làm trong các nhà hàng Châu Á nơi người ta trả lương bằng tiền mặt. Miễn là không có ai "xì đểu" thì không vấn đề gì khi bạn làm thêm giờ.
Nói chung, VISCO KHÔNG KHUYẾN KHÍCH sinh viên đi làm thêm nhiều trong quá trình học bởi du học, quan trọng nhất là bạn đi học chứ không phải đi làm. Bạn có thể làm thêm để tìm hiểu thêm về cuộc sống tại Anh quốc và giao lưu kết bạn, nhưng đừng quá đặt nặng vấn đề làm thêm để trang trải việc học vì nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới thời gian học của bạn. Không mấy ai có thể học tốt sau khi thời gian mệt nhọc làm việc bên ngoài. Thêm nữa, các bạn cũng có thể cân nhắc các công việc trong hội sinh viên, thực tập hưởng lương, vừa có thể kiếm tiền vừa tốt hơn cho việc học. Các bạn cũng có thể lựa chọn làm thêm trong các kì nghỉ như Easter, Christmas...
Số NI là gì và có quan trọng không?
Giống như mã số thuế cá nhân của Việt Nam, trước khi làm việc bạn cần đăng kí số bảo hiểm quốc gia (National Insurance - NI).

- Liên hệ tổng đài Cơ quan Thuế và Hải quan 03456000643 trong giờ hành chính (8am - 6pm, từ thứ 2 đến thứ 6) trao đổi với nhân viên tổng đài bạn muốn đăng kí số NI => Cung cấp thông tin cá nhân theo hướng dẫn của tổng đài: số hộ chiếu, BRP (thẻ cư trú)
- Sau khoảng 2 tuần, bạn sẽ nhận được thư yêu cầu điền form thông tin => Gửi lại Cơ quan Thuế và Hải quan
- Tìm việc ngay tại trường (Student Centre, Student Union, Employability Team). Bạn thậm chí có thể được trợ giúp, tư vấn các công việc liên quan tới chuyên ngành học.

- Công việc tại các nhà hàng (bồi bàn, dọn dẹp, rửa bát...).

- Nail: Thường là trong các tiệm nail của người Việt
- Tiệm bánh: Bán hàng, thu ngân, phụ bếp... Công việc khá thoải mái
- Trông trẻ
- Chăm sóc người già
- Chăm sóc thú cưng: Hơi ít việc nhưng lương cao, thoải mái, dành cho các bạn yêu thích thú cưng và đáng tin cậy
- Cleanser / Hygiene operative:
- Làm trong các siêu thị (Tesco, Morrisons, Sainsbury's, Asda, Aldi, Waitrose...)

Siêu thị Morrisons
- Shop bán quần áo, đồ thể thao, mỹ phẩm... Các công việc này bạn có thể tìm kiếm trên báo, website, ngay tại cửa hàng...
- Làm tại các công ty sự kiện (Event)
- Làm cho kho hàng (Warehouse): Như Amazone chẳng hạn. Bạn có thể làm các công việc như: Phân loại, dán nhãn tem, đóng gói hàng hóa, kiểm tra hàng, dỡ hàng.... Nếu bạn phải khuân vác thì công việc khá nặng nhưng hầu hết các bạn sinh viên đều chọn việc kiểu phân loại, dán tem nhãn nên khá đơn giản.
- Driver: Nếu bạn đã có bằng lái xe quốc tế thì bạn có thể làm nghề lái xe
- Shipper (Giao hàng bằng xe máy, xe đạp hoặc ô tô): Cũng là lựa chọn của nhiều bạn sinh viên. Có rất nhiều các cửa hàng bán đồ ăn nhanh tuyển nhân viên giao hàng. Cả shipper lẫn driver đều là các công việc khá thoải mái giờ giấc, không quá nặng nhọc, lương ổn nếu bạn chịu khó. Tuy nhiên, công việc hơi nhàm chán và bạn không học được nhiều kĩ năng.
- Private tutor / mentor: Dạy tiếng anh cho người Việt ở UK, dạy toán cho người bản địa, bổ túc môn học, làm cho trường, dạy onine...
- Viết bài luận: Đối với nhiều người thì đây là dạng công việc không được minh bạch, tuy nhiên, có cầu thì ắt có cung. Thêm nữa, tham gia công việc này bạn không chỉ nhận được mức lương cao, còn giúp nâng cao khả năng viết, mở rộng kiến thức của bạn. Công việc này yêu cầu bạn phải có khả năng viết tốt, kiến thức về writting. Nếu làm qua Agency thì bạn sẽ mất phí chiết khấu cho họ.
- Bảo vệ / An ninh:
- Farmer / Fruit picker (thu hoạch rau củ quả):
- Model: Tham gia chương trình truyền hình, lâu lâu mới có 1 lần
- Photographer: Lương ổn, tự do, dành cho bạn nào yêu thích chụp ảnh, photoshop. Người bản địa Anh rất thích những bức ảnh thiên nhiên, bạn có thể đăng ảnh của mình lên mạng và bán nó.
- Telesale
- Lễ tân
- Người chăm sóc vườn
- Công việc văn phòng: Sales, Administrator...
- Làm CV: CV cần được chỉnh sửa phù hợp với từng công việc mà bạn apply. Bạn có thể nêu những kinh nghiệm với các công việc tương tự đã từng làm. Cần viết rõ bạn có thể làm được thời gian nào (Bạn làm được vào ngày thường thì độ cạnh tranh sẽ cao hơn ngày nghỉ)
- Apply CV: Xem lại mục tìm việc
- Chú ý thỏa thuận và thời gian làm việc thực tế, sắp xếp công việc để phù hợp và không làm ảnh hưởng việc học
- Bạn có thể được nhận lương theo tuần, theo tháng, mức lương từ 5.5 bảng/giờ trở lên tùy việc bạn chọn
- Chế độ làm việc của Anh rất rạch ròi: Bạn được nghỉ có lương 16.8 ngày/năm đối với việc part-time và 28 ngày/năm đối với công việc full-time (dĩ nhiên chế độ này không áp dụng cho các bạn làm "chui")
- Với 1 số công việc theo mùa, lương sẽ không cố định (ví dụ nghề nail) và có những công việc bạn sẽ mất thời gian ban đầu để được training (lương training sẽ thấp hơn lương chính thức)
- Nếu bạn bị nợ lương dưới 3 tháng, liên hệ Student Union Centre hoặc City Counselor Centre, bạn sẽ được tư vấn và hỗ trợ miễn phí
- Nếu bạn bị nợ lương trên 3 tháng, bạn bắt buộc phải nhờ đến sự can thiệp của pháp luật. Bước đầu tiên là điền đơn online trên https://www.moneyclaim.gov.uk/web sau đó gửi đến County Court Business Centre với phí 25 bảng. Tòa án sẽ gửi giấy đến chủ của bạn gọi là first class post (cái này tương tự thư cảnh cáo). Chủ của bạn sẽ có 18 ngày để thanh toán lương cho bạn. Nếu không, bạn sẽ làm đơn lên tòa để bắt đầu bước xử lý hình sự.
