Loading...

Ngành kiến trúc - Định nghĩa, Tố chất cần thiết và Nghề nghiệp đầu ra

Ngành kiến trúc là gì?

Là ngành đặc thù nằm giữa hai lĩnh vực nghệ thuật và kỹ thuật liên quan đến việc tổ chức sắp xếp không gian, lập hồ sơ thiết kế các công trình kiến trúc. Công việc của một kiến trúc sư là thiết kế mặt bằng, không gian, hình thức, cấu trúc của một công trình và cung cấp những giải pháp về kiến trúc ở các lĩnh vực xây dựng khác nhau xuất phát từ nhu cầu thực tế về nơi ở, vui chơi, làm việc, đi lại,… của con người.

Học ngành kiến trúc cần những kĩ năng gì?

Để theo đuổi ngành Kiến trúc bạn cần có thành tích cao trong các môn học: Toán, Vẽ và Lịch sử. Ngoài ra cân hội tụ các tố chất và kỹ năng sau để đảm bảo thành công:

  • Năng khiếu vẽ: Vẽ là yêu cầu cần đối khi bạn mong muốn học ngành kiến trúc. Bạn không thể có được những bản vẽ hoàn hảo, những thiết kế sáng tạo nếu không có khả năng vẽ. Vẽ là một tài năng thiên bẩm có thể phát huy qua quá trình rèn luyện, sống nếu không có năng khiếu thì rất khó theo đuổi ngành này.
  • Óc quan sát và tưởng tượng: Đây là một phẩm chất vô cùng quan trọng đối với sinh viên theo đuổi ngành nghệ thuật nói chung và kiến trúc nói riêng. Bởi chắc hẳn chúng ta ai cũng biết rằng những công trình vĩ đại trên thế giới đều được gây dựng từ những trí tưởng tượng phi thường.
  • Tư duy thẩm mỹ riêng: Với bất cứ nhóm ngành mang thiên hướng nghệ thuật nào, người học cũng đều nên có gu thẩm mỹ riêng. Điều này là tiền đề để tiến xa trong tương lai.
  • Khả năng làm việc dưới áp lực lớn: Việc học tập với cường độ cao và thường xuyên phải làm các đồ án là điều vô cùng quen thuộc với các sinh viên kiến trúc. Một người chịu được áp lực học tập và công việc mới có thể hoàn thành tốt nhất khóa học mà vẫn cân bằng được cuộc sống.
  • Kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình: Hòa hợp với người khác có lẽ là yêu cầu trong nhiều ngành học song nó lại đặc biệt quan trọng với ngành kiến trúc. Không chỉ cần có khả năng phối hợp ăn ý với người khác, sinh viên kiến trúc còn cần có khả năng thuyết trình tự tin để giải thích cho người khác hiểu về các thiết kế của mình.

Ngành nghề tham khảo:

  • Kiến trúc sư
  • Kỹ thuật viên kiến trúc
  • Nhà thiết kế nội thất và không gian
  • Kiểm soát viên xây dựng
  • Nhà phê bình kiến trúc (Architectural Critic) 
  • Thẩm định công trình (Property Assessor) 
  • Người thiết kế đồ họa (Graphic Designer) 
  • Thanh tra xây dựng (Construction Inspector) 
  • Nhiếp ảnh gia kiến trúc (Architectural Photographer) 
  • Quản lý xây dựng (Construction Manager) 
  • Lập trình kiến trúc (Architectural Programmer) 
  • Đại lý Bất động sản (Real Estate Agent) 
  • Nhà thiết kế công nghiệp (Industrial Designer) 
  • Quản lý dự án bất động sản (Real Estate Project Manager) 
  • Thiết kế nội thất (Interior Designer) 
  • Tư vấn doanh nghiệp (Corporate Consultant) 
  • Kiến trúc sư cảnh quan (Landscape Architect) 
  • Nghiên cứu viên (Researcher) 
  • Điều phối viên CAD (CAD Coordinator) 
  • Quản lý thiết kế và xây dựng (Design/Build Team Manager) 
  • Kiến trúc sư đô thị (Municipal Architect) 
  • Kỹ sư kết cấu (Structural Engineer)

Tham khảo thêm:

https://visco.edu.vn/du-hoc-my-nganh-kien-truc.html
https://visco.edu.vn/du-hoc-nganh-kien-truc-tai-uc.html
https://visco.edu.vn/du-hoc-canada-nganh-kien-truc.html

Những bài viết bạn không thể bỏ qua

Các bài viết khác

Xem thêm
/img/newses/origin/visco_viet-nam-chay-dua-voi-nganh-chip-ban-dan-hoc-gi-hoc-o-dau-va-co-hoi-nghe-nghiep-2024112291111.jpeg
Việt Nam chạy đua với ngành chip bán dẫn: học gì, học ở đâu và cơ hội nghề nghiệp?
Mức lương cho kỹ sư thiết kế chip tại Việt Nam hấp dẫn với mức từ 10.000 đến $15.000 mỗi năm cho người mới ra trường và có thể lên tới $30.000 - $40.000 cho những kỹ sư có kinh nghiệm.
/img/newses/origin/visco_vuot-mat-computer-science-cong-nghe-ban-dan-dang-cuc-khat-nhan-sun-tai-my-65325-2024112015151.jpeg
Vượt mặt "Computer Science", "Công nghệ bán dẫn" đang cực khát nhân sự tại Mỹ
Ngành Công nghệ bán dẫn - Ngành học không lo thất nghiệp tại Mỹ.