Điểm khác nhau giữa các chương trình thực tập bậc Đại học tại Mỹ
Có nhiều cách để bạn có được kinh nghiệm làm việc thực tế ngay trong quá trình học đại học tại Mỹ. Đó là các chương trình thực tập dạng internship, Externship và Co-op. Là một sinh viên quốc tế, kinh nghiệm làm việc của bạn được phân làm 2 loại là Curricular Practical Traning hoặc Optional Pratical Training. Biết được sự khác biệt giữa các loại kinh nghiệm làm việc này rất quan trọng giúp bạn đưa ra quyết định cho chương trình học phù hợp nhất với mình. Bài viết này VISCO sẽ giúp bạn làm rõ một số khái niệm.
1. INTERNSHIP
Thời lượng cố định, công việc được giám sát bởi các nhà tuyển dụng tập trung vào đào tạo việc làm có liên quan đến việc học tập của bạn.
Chủ yếu toàn thời gian trong mùa hè và bán thời gian trong năm học
Có thể được trả hoặc không trả lương (chương trình thực tập không lương thường được tính tín chỉ, và một giảng viên đại học của bạn sẽ làm việc với nhà tuyển dụng để đảm bảo việc học tập cần thiết vẫn diễn ra)
Bạn có thể tham gia Internship nhiều lần với cùng một nhà tuyển dụng hoặc với nhiều nhà tuyển dụng khác nhau trong lĩnh vực học tập của mình để xác định được lĩnh vực mà bạn theo đuổi
=>> Internship được xem như một cầu nối từ đời sống sinh viên đến với cuộc sống chuyên nghiệp
2. EXTERNSHIP
Tương tự như Internship, nhưng ngắn hơn nhiều về thời gian, Externship hoặc "Job Shadowing" thường kéo dài từ 1 ngày đến 8 tuần.
Thường không được trả lương
Thường xảy ra vào kỉ nghỉ mùa đông hoặc mùa xuân
=>> Được sử dụng chủ yếu để khám phá sở thích và sự tò mò của sinh viên
3. CO-OP (GIÁO DỤC HỢP TÁC)
Các chương trình thực tập quanh năm có kết cấu cho phép sinh viên luân phiên giữa học kì đi học với học kì làm việc toàn thời gian
Mặc dù Co-op thường là tự nguyện nhưng một số trường đại học có thể yêu cầu bạn phải hoàn thành một hoặc nhiều kì Co-op trong quá trình học tập.
Co-op thường chạy trên một lịch trình cụ thể để cân bằng kinh nghiệm làm việc với giáo trình giảng dạy tại trường đại học
Co-op thường là chương trình 5 năm, cho phép sinh viên có được nhiều kinh nghiệm làm việc hơn trong một khoảng thời gian dài hơn so với chương trình thực tập điển hình (internship)
Với các bạn sinh viên quốc tế học tập tại Mỹ với visa F1, có 2 lựa chọn đào tạo thực hành là Curricular Pratical Training (CPI) và Optional Practical Training (OPT)
4. CURRICULAR PRACTICAL TRAINING (CPT)
Bao gồm dạng thực tập Internship hoặc Co-op do một nhà tuyển dụng tài trợ thông qua trường Đại học
CPT chỉ dành cho sinh viên F-1 khi nó là một phần của giáo trình đã được thiết lập trong trường Đại học và phải liên quan đến chương trình học của bạn
CPT có thể là bán thời gian hoặc toàn thời gian (lên đến 40 giờ mỗi tuần) trước khi tốt nghiệp
Sinh viên có thể được trả lương đối với CPT, và có đủ điều kiện để bắt đầu làm việc sau 1 năm học
Sinh vien chỉ có thể làm việc CPT cho đến khi tốt nghiệp, và nếu vượt quá 12 tháng làm việc CPT toàn thời gian, sinh viên sẽ không đủ điều kiện cho OPT
5. OPTIONAL PRACTICAL TRAINING (OPT)
Sinh viên chỉ có thể làm việc OPT bán thười gian trước khi tốt nghiệp nhưng được làm việc toàn thời gian OPT sau khi tốt nghiệp
Sinh viên phải bắt đầu làm OPT toàn thời gian trong vòng 2 tháng kể từ ngày tốt nghiệp
Trong khi kinh nghiệm làm việc OPT phải liên quan đến chuyên ngành và bằng cấp, nhưng không hạn chế về những công ty mà sinh viên có thể đến làm việc
OPT có thể được trả lương, và bạn có đủ điều kiện để bắt đầu làm việc bán thời gian sau 9 tháng học tập
OPT toàn thời gian có thời lượng là 12, và 36 tháng nếu bạn thuộc nhóm ngành STEM .