Loading...

Cách đón mừng năm mới của các nước trên Thế giới

Năm mới, với mọi người ở các nước khác nhau vào những thời điểm khác nhau. Không phải năm mới ở đâu cũng phảng phất hương vị cây thông và tuyết trắng. Ở mỗi nước khác nhau có những cách chào đón năm mới theo các phong tục truyền thống riêng. Có bao nhiêu dân tộc là có bấy nhiêu phong tục năm mới, từ ngắm pháo hoa đến thưởng thức các món ăn đặc biệt. Phong tục một số nước khá lạ như người Thái té nước vào nhau, người Mexico và Venezuela ăn 12 quả nho khi đồng hồ điểm 12 tiếng...

Các dân tộc trên thế giới đều có những ngày Tết độc đáo của riêng mình. Hãy cùng khám phá những phong tục diễn ra trong những ngày tết ở các nước trên thế giới, để phần nào hiểu thêm về con người, văn hoá và lối sống ở những nơi ta sẽ ghé qua.

1. Cách người Mỹ đón năm mới 

Năm mới, người Mỹ thường đi thăm hỏi gia đình, họ hàng và bạn bè hoặc tổ chức ăn uống… Tuy nhiên, ngày đầu tiên của năm mới luôn là một ngày khá tĩnh lặng với nhiều người Mỹ. Họ thường ở nhà bên người thân suốt cả ngày.

Vào đêm 31 tháng 12, hàng ngàn người Mỹ tập trung ở Quảng trường Thời Đại (Times Square). Họ đứng sát bên nhau cùng đón chờ khoảnh khắc đầu tiên của năm mới. Khi mọi người cùng hô to đến giây cuối cùng cũng là lúc một quả cầu thuỷ tinh đẹp mê hồn rơi xuống. Lúc quả cầu chạm đất là thời khắc mọi người hô vang lời chúc mừng năm mới: “Happy New Year!” và đồng thanh cất lên những giai điệu tuyệt vời của bài hát truyền thống ” Auld Lang Syne”, tung những mảnh giấy nhiều màu sắc lên trời.

[caption id="attachment_16485" align="alignleft" width="300"]Fireworks light up San Francisco Bay. (San Francisco Chronicle) Fireworks light up San Francisco Bay. (San Francisco Chronicle)[/caption]

Lễ đón năm mới truyền thống ở đây bắt đầu từ năm 1904. Năm đó, chủ nhân của toà nhà Số 1 trên Quảng trường Thời Đại đã tổ chức một bữa tiệc trên đỉnh của toà nhà này. Hiện nay, nóc của toà nhà vẫn được chọn làm điểm đặt quả cầu thuỷ tinh. Nó chứa hàng nghìn mảnh thuỷ tinh tượng trưng cho những vì sao đang cháy sáng xuyên qua bóng đêm của năm cũ.

Rất nhiều người Mỹ đón mừng năm mới với những bữa tiệc tổ chức tại gia đình hay tập trung ăn uống ở những điểm công cộng. Khi chuông đồng hồ điểm đúng 12 giờ, họ ôm hôn nhau, nhảy múa theo những điệu nhạc vui vẻ và cụng ly chúc nhau những điều tốt đẹp nhất.

Điều thú vị là ở chỗ có nhiều người mặc trang phục và ăn những đồ ăn đặc biệt. Những người mong muốn tìm thấy tình yêu thực sự thường chọn những bộ đồ màu vàng còn những người hy vọng kiếm được nhiều tiền thì mặc trang phục màu bạc.

Có những người khác lại đón chào năm mới bằng những bữa ăn ngon. Song có một điểm mà không phải ai cũng biết là họ ăn bắp cải với hy vọng nó sẽ mang đến cho mình… may mắn và tiền bạc. Ở miền nam, bữa ăn truyền thống trong năm mới gồm đậu, hành, gạo, thịt lợn muối xông khói…

>> Xem thêm: Văn hóa Mỹ và những điều cần tránh >> Xem thêm: Khác biệt văn hóa Mỹ hấp dẫn du học sinh Việt >> Xem thêm: Giao lưu văn hóa Mỹ visa F1 2. Người Anh đón năm mới 

 Tuy ở Anh lễ đón năm mới không được tổ chức long trọng như lễ Giáng sinh, nhưng vẫn có nhiều hoạt động chức mừng năm mới theo phong tục tập quán riêng. Vào đêm cuối cùng của năm cũ, người ta tụ tập ở quảng trường Trafalgar và Piccally Circus hay quanh những nơi có thể nghe được tiếng chuông đồng hồ Big Ben của thủ đô London báo hiệu năm mới đã đến. Mọi người nắm tay nhau hát bài Auld Lang Syne.

người Anh đón năm mớiĐêm giao thừa, người Anh mang rượu và bánh ngọt đi chúc Tết. Người Anh không gõ cữa mà tiến thẳng vào nhà bạn bè hoặc người thân. Theo phong tục của người Anh, sau giao thừa, người đầu tiên bước vào nhà xông đất sẽ báo hiệu năm mới tốt lành hay xui xẻo. Nếu người khách đầu tiên là đàn ông tóc đen hoặc là người vui vẻ, hạnh phúc và giàu có thì chủ nhà cũng may mắn cả năm. Nếu người khách đầu tiên là cô gái tóc vàng nhạt hoặc là người u buồn, nghèo khó, bất hạnh chủ nhà sẽ gặp nhiều tai họa và khó khăn trong năm mới. Người đến làm khách trong đêm giao thừa trước khi nói chuyện phải cời lửa bếp lò, chúc chủ nhà "mở cửa gặp may". Bữa tiệc đón mừng năm mới bắt đầu từ 8h tối giao thừa đến sáng sớm hôm sau mới kết thúc. Nữa đêm người Anh lắng nghe tiếng chuông nhà thờ ngân vang, cùng nhau chạm cốc, hát hò và nhảy múa trong không khí tưng bừng, náo nhiệt đón mừng năm mới.

>> Xem thêm: 12 điều NÊN và KHÔNG NÊN làm ở thủ đô nước Anh >> Xem thêm: Nước Anh trong mắt tôi là những bài học về tình yêu >> Xem thêm: Tổng hợp danh sách hội thảo và học bổng du học Anh Quốc 3. Tục đón năm mới tại Đức

Lễ đón năm mới ở Đức kéo dài trong một tuần. 15 phút trước giao thừa mọi người đều ngồi yên trên ghế, khi chuông đồng hồ điểm họ đều nhảy xuống khỏi ghế và ném một vật nặng ra phía sau coi như vứt bỏ mọi khó khăn, hoạn nạn để bước vào năm mới. Trẻ em tập hợp thành những nhóm nhạc với những chiếc kèn Harmonica và phong cầm đem đến một bầu không khí náo nhiệt trên khắp các đường phố. Người lớn thì cầm trong tay những lá cờ rực rỡ màu sắc theo sau ca hát đón chào năm mới. Ở nông thôn Đức còn lưu giữ một phong tục cổ xưa, đó là "thi leo cây". Các chàng trai thi nhau treo lên nhưng cái cây nhẵn bóng, người leo giỏi nhất được coi là "anh hùng năm mới".

Người Đức nổi tiếng là tiết kiệm, nhưng họ cũng để lại một phần các món trong các bữa ăn đầu năm mới cho đến sau nửa đêm để đảm bảo rằng năm tới đồ ăn của mình không bao giờ hết. Ngoài ra, người ta còn cho vào tủ đựng thức ăn một con cá chép vì tin rằng nó mang lại sự thịnh vượng.

nguoi Duc đón năm mớiTại Đức, người ta để một giọt kim loại nóng chảy rơi vào nước lạnh và căn cứ vào hình dạng của nó mà đoán những điều sẽ xảy ra trong năm mới. Nếu là hình trái tim hoặc chiếc nhẫn thì sẽ có tin mừng về cưới xin, hình một con tàu thì sẽ phải đi xa, hình con lợn nghĩa là sẽ được thưởng thức những món ăn ngon.

>> Xem thêm: Văn hóa ứng xử của người Đức >> Xem thêm: Du học Đức hoàn toàn bằng tiếng Anh - Du học Châu Âu siêu tiết kiệm 4. Đón năm mới tại Thuỵ Sĩ

Vào ngày cuối cùng của tháng 12, tất cả mọi người đều rất bận rộn. Tất cả các cửa hàng bán đồ ăn và rượu đều chật cứng. Dường như tất cả đều không thân thiện và mất kiên nhẫn vì việc mua sắm chiếm quá nhiều thời gian. Rốt cuộc, tới khoảng 7h tối mọi người trở về nhà, mệt bã vì công việc lẫn đi mua sắm, khó có thể đủ sức để nấu một bữa ăn thịnh soạn.

Tuy nhiên, tới 11h đêm, mọi người đều rất phấn khích, từ trong sâu thẳm, người Thuỵ sĩ cảm thấy rằng chẳng bao lâu nữa sẽ tới thời điểm nghĩ lại quá khứ và hướng tới tương lai. Khi kim đồng hồ chỉ tới số 12, chúng tôi nâng cốc và ăn bánh mỳ vì tất cả những điều tốt đẹp đã xảy ra trong năm qua. Chúng tôi ôm hôn lẫn nhau không chỉ ba lần mà rất nhiều lần. Sylvia Bopp, công dân Thuỵ Sĩ kể.

>> Xem thêm: Lịch Hội thảo và Ưu đãi học phí đặc biệt các trường Thụy Sĩ

>> Xem thêm: Thụy Sĩ - Số 1 thế giới trong bảng xếp hạng "Sáng tạo toàn cầu" >> Xem thêm: Thông tin cơ bản về liên bang Thụy Sĩ

5.  Người Philippines đón năm mới như thế nào?

Năm mới ở Philippines diễn ra từ ngày 30/12 dương lịch cũng chính là dịp lễ kỷ niệm ngày Philippin Jose Lisarơ - nhà thơ yêu nước, người anh hùng dân tộc khởi xướng phong trào độc lập, vì thế ngày nay người ta còn gọi là "ngày anh hùng". Vào những ngày lễ hội đón năm mới, mọi ngả đường lầu hoa dựng lên như nấm, quần chúng khắp nơi đi diễu hành múa hát dọc theo đường phố, khua chiêng gõ trống ầm trời. Hoạt động này kéo dài đến ngày 7 tháng 1. Sau đó ngày 9 tháng 1 người dân Philippines lại tiếp tục Tết đón thần Narareno.

>> Xem thêm: Món ngon không thể bỏ qua khi bạn đến Cebu Philippines >> Xem thêm: Quyết tâm bứt phá tiếng anh của một cán bộ ngân hàng kì cựu 6. Đón năm mới Ở Canada 

Đón năm mới bằng cách xây tuyết xung quanh nhà, họ cho rằng núi tuyết có thể ngăn được ma quỷ và năm mới được bình yên.

>> Xem thêm: Danh sách các trường Đại học tại Canada - VISCO làm đại diện tuyển sinh

Các bài viết khác

Xem thêm
/img/newses/origin/visco_tai-sao-the-thao-quan-trong-trong-viec-chuan-bi-cho-dai-hoc-o-my-202519103118.jpeg
Tại sao thể thao quan trọng trong việc chuẩn bị cho Đại học ở Mỹ
Khi học sinh trung học chuẩn bị cho quá trình xin nhập học đại học đầy cạnh tranh, nhiều em thường tập trung vào thành tích học tập, các hoạt động ngoại khóa và điểm số bài kiểm tra chuẩn hóa. Tuy nhiên, một yếu tố quan trọng nhưng thường bị bỏ qua trong việc chuẩn bị cho đại học chính là thể thao. Tham gia vào các môn thể thao có thể mang lại những lợi ích vượt xa việc rèn luyện thể chất. Dưới đây là lý do tại sao thể thao nên trở thành một phần không thể thiếu trong quá trình chuẩn bị cho đại học:
/img/newses/origin/visco_texas-state-university-co-hoi-hoc-phi-instate-va-hoc-bong-len-den-100-65345-20241224113850.jpeg
Texas State University - cơ hội học phí instate và học bổng lên đến 100%
Đại học Texas State _ Texas State University là một trường đại học nghiên cứu công lập được thành lập từ năm 1899
/img/newses/origin/visco_kham-pha-co-hoi-tu-cac-nganh-business-stem-designated-tai-my-20241219105933.jpeg
Khám Phá Cơ Hội Từ Các Ngành Business STEM-Designated tại Mỹ
Business STEM-designated đang nổi lên như một lựa chọn xuất sắc, kết hợp giữa kinh doanh và công nghệ kỹ thuật, trang bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết để thành công trong môi trường kinh doanh hiện đại.
/img/newses/origin/visco_du-hoc-pho-thong-my-bang-missouri-20241218103212.jpeg
Du học phổ thông Mỹ bang Missouri
Tư vấn du học VISCO giới thiệu 3 trường trung học nội trú Mỹ bang Missouri