Loading...

Những điều gây sốc với du học sinh Việt Nam tại Mỹ

Những cú vấp ngôn ngữ, sách giáo khoa đắt đỏ, các mối quan hệ mang tính xã giao... là cảm nhận của phần đông du học sinh Việt khi đặt chân tới đất Mỹ.

Trong tưởng tượng của rất nhiều du học sinh Việt Nam, giấc mơ Mỹ toàn là một màu hường. Tuy nhiên, ngay trong những tuần đầu đặt chân tới đây, nhiều bạn đã tá hỏa nhận ra, cuộc sống ở nửa kia bán cầu không hề đơn giản.

Những cú vấp ngôn ngữ

Tự tin với điểm tiếng anh 9 chấm có lẻ ở Việt Nam, nhiều bạn học sinh không khỏi "khóc ròng" khi đặt chân tới Mỹ. Những ngày đầu đặt chân lên đất Mỹ, nhiều bạn chỉ bập bõm nghe được vài từ trong cả đoạn hội thoại. Cảm tưởng ban đầu của các bạn học sinh Việt Nam là người bản xứ nói rất nhanh nhưng một thời gian sau nhận ra là bản mình bị lỗi trong cách phát âm và cần học lại từ cơ bản nhất.

Cũng như giọng vùng miền ở Việt Nam, Mỹ có rất nhiều bang, mỗi bang lại có cách phát âm hơi khác nhau. Đến lúc có thể thích nghi và hòa đồng với người bản xứ, chắc bạn cũng đã có lắm trải nghiệm "bi thương" và hài hước.

>> Xem thêm: Review Trần Thiện Bảo chia sẻ về Học viện Cats Boston >> Xem thêm: Review - Nguyễn Vy trường CĐCĐ Shoreline

Chủ nghĩa cá nhân tại Mỹ

Nếu ở Việt Nam, văn hoá cộng đồng là nguồn gốc của các mối quan hệ xã hội, thì tại Mỹ mọi thứ đều xoay quanh cái tôi cá nhân. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc kết bạn. Các cuộc trò chuyện thường có khoảng cách và mang tính xã giao nhiều hơn. "Tình bạn tại đất nước mới không thể sâu sắc như ở quê hương"_Chia sẻ của một du học sinh Mỹ. Tuy nhiên, mặt tích cực ở đây là các sinh viên Mỹ sẽ chẳng để tâm quá đến ngoại hình hay cách ăn mặc của bạn. Bạn mập hay lùn, thậm chí tóc bạn nhuộm 7 màu xanh đỏ, diện quần rách và áo phông tới trường thì cũng không thành vấn đề. Tại Mỹ, tôn trọng cuộc sống của người khác và tự do cá nhân là một điều mấu chốt.

Tính cách và văn hóa ứng xử

Tính thẳng thắn và sự lịch thiệp cũng có mức độ khác nhau tuỳ theo vùng. Người New York nổi tiếng là trực tính, và thậm chí hơi thô bạo nếu so sánh với văn hóa Châu á. Người ở vùng Trung Tây cũng thẳng thắn nhưng thường lịch sự hơn nhiều. Người California không phải lúc nào cũng nói đúng ý nghĩ của họ. Ví dụ ở Los Angeles – miền đất của những giấc mơ – nếu ai đó nói với bạn “Tôi sẽ trở lại vấn đề này với bạn” thì cũng có thể là họ sẽ làm như vậy thật, song cũng có thể họ ngụ ý là “Bạn không có cơ hội”.

Nhìn chung, người Mỹ không có thói quen nói hoặc cười to trong khi ăn uống hoặc ở nơi công cộng. Họ rất tự giác xếp hàng đợi đến lượt mình khi có từ hai người trở lên, và không có thói quen chen ngang hàng. Tại cửa ra vào thang máy, tầu điện ngầm, hoặc xe buýt, người ở ngoài thường đợi cho người ở trong ra hết rồi mới vào. Người Mỹ có thói quen cám ơn khi được người khác giúp đỡ dù chỉ là một việc rất nhỏ như nhường đường chẳng hạn.

Sách giáo khoa đắt "cắt cổ"

Dù Mỹ coi giáo dục là trọng tâm nhưng giá sách giáo khoa tại đây không những khiến du học sinh Việt Nam phải ngao ngán lắc đầu mà còn làm khó cả sinh viên bản xứ. Một cuốn sách giáo khoa có thể lên tới 300 USD (hơn 6,6 triệu đồng), chưa kể mỗi môn thường yêu cầu nhiều hơn một cuốn sách.

Bởi giá cả "chát chúa" này, du học sinh Việt Nam thường mua sách cũ được bán trên các trang Amazon hay Ebay, hoặc tìm e-books có thể mua cho Kindle, dù giá những cuốn này cũng không hề rẻ. Điều thú vị là một số giáo sư Mỹ để giúp đỡ cho hoàn cảnh của sinh viên đã gửi sách được scan qua một email "rác" nhằm tránh sự can thiệp của pháp luật.

Cách thức học tập

Tại Mỹ, việc đọc sách và tài liệu được giao cho sinh viên làm trước ở nhà, lớp học sẽ chỉ là nơi thảo luận, giải đáp thắc mắc. Có nhiều môn, số lượng trang sách phải đọc trong một ngày lên tới cả trăm - điều hiếm thấy ở trường phổ thông Việt Nam. Không chỉ vậy, số lượng từ ngữ chuyên ngành cũng rất phong phú, có những từ mà dù bạn lật đi lật lại trang từ điển cũng khó tìm được. Nhiều từ vựng có độ sâu học thuật nhất định và cần hẳn một quyển sách để định nghĩa.

Những chi phí đắt đỏ khác

Ngoài sách giáo khoa, nhiều dịch vụ khác ở Mỹ có giá đắt đỏ như thuốc men hay cắt tóc. Bởi thế, mỗi lần trước khi rời Việt Nam sang Mỹ cho kỳ học mới, tôi luôn chọn cho mình kiểu tóc ngắn gọn gàng nhất có thể để đỡ tốn chi phí cho dịch vụ này.

Rồi những ngày lễ tết, khi bạn thèm lắm những cái bánh chưng, vài miếng nem cho bớt nỗi nhớ quê nhà thì bạn cũng phải bỏ ra tới 10-20$/cái. Và tốt nhất, đừng bao giờ nghĩ đến món... bún chả tự làm nếu bạn không muốn bị cảnh sát hỏi thăm vì tội "nổi lửa".

[caption id="attachment_16932" align="aligncenter" width="600"]Du học sinh Việt Cộng đồng Du học sinh Việt tại Mỹ[/caption]

Thời gian đông - hè dao động lớn

Nếu như ở Việt Nam, chúng ta quen với cảnh trời sẩm tối là khoảng 18-19h quanh năm thì ở Mỹ thời gian thay đổi "nhanh như chong chóng". Trong mùa hạ và mùa thu, ngày sẽ kết thúc lúc 20h30 tối, còn mùa đông và đầu mùa xuân, mặt trời lặn từ trước 17h chiều.

Sự thay đổi về ánh sáng, nhiệt độ dễ gây ảnh hưởng tới thói quen sinh hoạt và ăn uống của du học sinh Việt. Hơn nữa, hiện tượng "Daylight Saving Time", tức vặn nhanh đồng hồ thêm một giờ vào mùa hè để đẩy mạnh kinh doanh cũng rất phổ biến tại Mỹ. Trong tháng 3, đồng hồ của bạn sẽ nhảy từ 1h59 đến 3h00 sáng. Vào tháng 11, để trả lại giờ giấc theo đúng quy luật, đồng hồ của bạn sẽ nhảy từ 1h59 quay lại 1h00.

>> Xem thêm: Khí hậu các vùng miền nước Mỹ

Các bài viết khác

Xem thêm
/img/newses/origin/visco_cac-truong-dai-hoc-my-bang-alabama-20243261012.jpeg
Các trường Đại học Mỹ bang Alabama
Các trường Đại học Mỹ bang Alabama
/img/newses/origin/visco_du-hoc-my-nganh-sinh-hoc-phan-tu-molecular-biology-65258-2024325142843.jpeg
Du học Mỹ ngành Sinh học phân tử - Molecular Biology
Tổng hợp danh sách các trường Đại học Mỹ mạnh về ngành Sinh học phân tử