Loading...

"Chế biến" rác thải phục vụ đời sống: Du học ngành môi trường lên ngôi

Đôi khi, bạn đừng nên suy nghĩ quá đao to búa lớn, như bạn cần phải bảo tồn các loài động vật quý hiếm trong sách đỏ, bạn cần phải bảo vệ môi trường biển, chống lại nạn đốt / cháy rừng ... Môi trường, đôi khi chỉ là bảo vệ không gian sống của chúng ta... đừng ngập trong rác thải. Vứt rác đúng nơi quy định, phân loại và xử lý rác, câu chuyện tưởng nhỏ nhưng không hề nhỏ. Nhìn ra thế giới, rất nhiều nước phát triển cũng chưa chắc đã có quy trình xử lý rác thải "chất" như những nước bên dưới. Singapore: Biến rác thải thành điện >> Xem thêm: Học bổng tới 100% học phí du học ngành môi trường tại Đại học danh tiếng James Cook Singapore Tại Singapore mỗi năm người ta chỉ chọn 2% lượng rác thải, 38% được đốt để tạo ra điện, số còn lại được đem đi tái chế. Chính phủ Singapore đã triển khai chương trình xử lý rác thông minh này từ năm 2001. Cho tới năm 2005, có tới 56% các hộ gia đình Singapore tham gia vào chương trình này. Theo đó quy trình chọn lọc và tái chế rác thải được giới thiệu và ra mắt rộng rãi ở các trường học, văn phòng, trung tâm mua sắm …
https://www.facebook.com/NasDailyVietnamese/videos/493675478097803/?comment_id=517535732346068

Ngoài việc ưu tiên tái chế rác thải, Singapore còn dùng cách thiêu rác để tạo ra điện. Hiện tại ở Singapore có tới 4 nhà máy điện từ rác thải, đáp ứng khoảng 3% nhu cầu điện năng của cả nước.

Các cơ quan môi trường quốc gia của đất nước này đã dự kiến nhà máy thứ 5 biến rác thải thành điện sẽ đi vào hoạt động vào năm nay. Tại Anh, các nhà nghiên cứu của đại học Chester cũng đã tìm ra phương pháp biến rác thải nhựa thành điện năng. Công nghệ tiên tiến này giúp giảm thiểu ô nhiễm nhựa trên biển và trên thế giới, từ đó cung cấp nguồn năng lượng nguyên liệu xanh có ích cho hệ sinh thái. Hiện công nghệ chuyển đổi này được cấp phép tại Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc và dự định sẽ mở rộng trong khu vực Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á. Nhật Bản biến rác thành vật liệu xây dựng Lượng rác thải ở Nhật Bản ước tính khoảng hơn 45 triệu tấn mỗi năm, đứng thứ 8 trên thế giới. Tuy nhiên, đất nước này không có nhiều đất để chôn rác bởi vậy buộc phải dựa vào các giải pháp đốt rác. Rác thải sẽ được phân loại một cách kỹ lưỡng, các vật liệu khó cháy sẽ được đốt bằng tầng sôi. Một số khác được treo lên trên lớp đệm tro nóng sủi bọt để luồng không khí nóng thổi qua, giúp thúc đẩy các phản ứng hóa học diễn ra.

Có khoảng 20,8 % lượng rác tại Nhật Bản được đưa vào tái chế, đặc biệt là chai nhựa tổng hợp PET. Một điều đặc biệt Nhật Bản ứng dụng công nghệ lấp biển bằng đá năng, xi măng, bụi và rác để tạo thêm đất mới. Những vật liệu bồi đắp này đều được làm từ rác. Hai sân bay quốc tế là Chubu Centrair và Kansai đều xây trên những hòn đảo nhân tạo từ rác này. Thậm chí chính quyền thành phố Tokyo đã cải tạo 249 km2 được ven vịnh Tokyo từ các bãi rác.

Thụy Điển: Sưởi ấm … bằng rác Vốn là một đất nước giá lạnh, người Thụy Điển đã sớm nghĩ ra biện pháp tái chế rác thải thành chất đốt. Người ta đốt rác để sản xuất nhiệt điện cung cấp nhiệt cho hệ thống sưởi ấm.

Theo đó tại Thụy Điển, trung bình mỗi năm một người chỉ chôn khoảng 7kg rác, số còn lại được sử dụng vào tái chế. Hàng năm, hơn 30 lò đốt được đặt trên lãnh thổ đất nước này, tiêu thụ tới 5,5 triệu tấn rác và chất thải. Trong đó 20% chất thải phải nhập khẩu từ Na Uy, Anh hoặc Italy.

Cơ quan bảo vệ môi trường Thụy Điển cho biết, việc tiếp cận núi rác trên biển khó khăn hơn rất nhiều so với việc nhập khẩu nguồn rác trong lục địa. Thậm chí, Thụy Điển còn đưa ra một vài phương pháp tái chế đại dương từ đảo Hawaii, Mỹ. Trung Quốc: Nén khói bụi ô nhiễm thành... gạch

Trong lúc người dân Bắc Kinh đang ngày ngày núp trong căn hộ của mình, tránh cái không khí bụi bặm ô nhiễm đến kinh hồn bạt vía của thủ đô Trung Quốc thì một người đàn ông, ngày ngày đẩy chiếc máy hút bụi công nghiệp của mình quanh Bắc Kinh 4 giờ mỗi ngày, trong vòng 100 ngày liên tiếp.

Nut Brother, 34 tuổi là một nghệ sĩ đường phố. Anh đã dành hơn 3 tháng để hút bụi thủ đô Bắc Kinh. Cuối cùng, anh đem thành quả của mình tới một xưởng gạch, trộn đám bụi bặm đó với đất sét, tạo một viên gạch bán thành phẩm. Trong vài ngày, sau khi trải qua công đoạn phơi khô và sấy, viên gạch hoàn chỉnh làm từ khói bụi Bắc Kinh chính thức ra đời. "Đám khói bụi" mà Nut thu hoạch được có cân nặng xấp xỉ 100gram, và khi trộn chung với đất sét để làm gạch thì cũng chẳng khác gì mấy.

Mặc dù không phải là ý tưởng được ứng dụng rộng rãi, Nut mong muốn thông qua màn trình diễn đường phố của mình, người dân sẽ ý thức hơn về vấn đề không khí đang ngày một bẩn hơn.

Hà Lan: Biến khói bụi ô nhiễm thành đồ trang sức
Một nghệ sĩ người Hà Lan tên là Daan Roosegaarde đã nén các thành phần bên trong khói bụi ô nhiễm được cấu tạo bởi cacbon thành trang sức. Tuy không lấp lánh như kim cương nhưng đây là cách tái chế rất hay và lại tốt cho môi trường.
Daan Roosegaarde đã thiết kế một tháp mang tên Smog Free Tower, chuyên tách các thành phần trong khói bụi ô nhiễm và với chiều cao 7m, hệ thống lọc khí này sẽ lọc sạch không khí ở công viên và các khu vực công cộng. Công nghệ mà ông sử dụng trong Smog Free Tower dựa theo hệ thống thanh lọc không khí trong các bệnh viện. Tháp lọc sẽ sản xuất 3.500 viên bụi nén hình lập phương mỗi ngày với điều kiện ở khu vực có nhiều khí ô nhiễm, trong đó, mỗi viên nén bên trong đến 991m khối bụi nén, điều này đồng nghĩa với việc tháp này có thể lọc được gần 3,5 triệu m3 không khí. Các viên nén sẽ được biến thành trang sức như nhẫn đeo hoặc khuy măng sét và tặng cho những nhà hảo tâm của dự án này theo giá trị mà họ đã đóng góp vào quỹ. Được biết, để tạo nên các viên nén này, mỗi hệ thống của Daan Roosegaarde sẽ cần nguồn năng lượng đến 1.700 Watt và ông cho biết, tất cả hệ thống sẽ sử dụng nguồn năng lượng từ mặt trời. Công ty của ông hiện đang khởi động chiến dịch gây quỹ trên trang web Kickstarter từ ngày 22/7 với mục tiêu thu về 54.000 USD nhằm xây dựng bản thử nghiệm hệ thống này. Tòa tháp xử lý bụi ô nhiễm này đã được trưng bày ở Rotterdam, Hà Lan vào tháng 9. Daan Roosegaarde hy vọng sẽ mở rộng được hệ thống sang nhiều thành phố khác.
Bạn cũng thấy đấy. Một nhà môi trường đâu chỉ làm những điều đao to búa lớn. Đơn giản cách xử lý rác thải hợp lí cũng khiến rất nhiều "nhà phát minh thiên tài" cũng phải đau đầu vắt óc. Vậy bạn còn muốn biết du học ngành môi trường, cơ hội nghề nghiệp phát triển ra sao không? Du học ngành môi trường ở đâu https://visco.edu.vn/du-hoc-nganh-khoa-hoc-moi-truong.html Đăng kí tư vấn miễn phí [contact-form][contact-field label="Tên" type="name" required="1"][contact-field label="Thư điện tử" type="email" required="1"][contact-field label="Số điện thoại" type="text" required="1"][contact-field label="Tin nhắn" type="textarea"][/contact-form]      

Các bài viết khác

Xem thêm
/img/newses/origin/visco_cac-truong-dai-hoc-my-bang-alabama-20243261012.jpeg
Các trường Đại học Mỹ bang Alabama
Các trường Đại học Mỹ bang Alabama
/img/newses/origin/visco_du-hoc-my-nganh-sinh-hoc-phan-tu-molecular-biology-65258-2024325142843.jpeg
Du học Mỹ ngành Sinh học phân tử - Molecular Biology
Tổng hợp danh sách các trường Đại học Mỹ mạnh về ngành Sinh học phân tử
/img/newses/origin/visco_massachusetts-college-of-pharmacy-and-health-sciences-truong-dai-hoc-duoc-va-khoa-hoc-suc-khoe-bang-massachusetts-65257-2024322155845.jpeg
Massachusetts College of Pharmacy and Health Sciences - Trường Đại học Dược và Khoa học sức khỏe bang Massachusetts
Massachusetts College of Pharmacy and Health Sciences là trường Đại học tư thục có trụ sở chính đặt thành phố Boston, bang Massachusetts. Là trường có một lịch sử nổi bật về đào tạo sinh viên ngành Y Dược.
/img/newses/origin/visco_gap-go-phuong-linh-du-hoc-sinh-tai-thuy-si-tai-ha-noi-65256-2024313161149.jpeg
Gặp gỡ Phương Linh - Du học sinh Thụy Sĩ tại Hà Nội
Tư vấn du học VISCO kính mời các Quý phụ huynh, các em học sinh, sinh viên quan tâm ngành học Quản trị Khách sạn và Ẩm thực tham gia buổi trò chuyện cùng Phương Linh – bạn nữ sinh năm cuối của SHMS – trường QTKS xếp hạng 2 ở Thuỵ Sĩ; xếp hạng 3 trên toàn thế giới