Loading...

Du học ngành Quản trị chuỗi cung ứng tại Niagara College, Canada

“Du học ngành Quản trị Chuỗi Cung Ứng, Logistics” – đã trở thành từ khoá tìm kiếm của rất nhiều học sinh đang lên kế hoạch cho tương lai của mình. Tuy nhiên, đã có một số hiểu lầm về ngành học này, vô tình khiến việc định hướng của nhiều học sinh không được chính xác, bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt. Để có cái nhìn tổng quát hơn về Quản trị chuỗi cung ứng, chúng ta hãy cùng xem bài viết sau.

Quản trị Chuỗi Cung Ứng (Supply Chain Management) và Hậu cần (Logistics) là gì? 

Một ví dụ cụ thể về Quản trị chuỗi cung ứng 

  • Khách hàng đặt mua 10.000 cái áo thun.  
  • Sau khi nhận đơn hàng
    • Bộ phận Kế Hoạch (Planning) của công ty sẽ lên kế hoạch sản xuất: Số lượng nguyên vật liệu (vải, khuy, chỉ…) cần nhập; thời gian hoàn thành sản phẩm. 
    • Nhận được yêu cầu nguyên vật liệu, bộ phận Thu Mua (Purchasing) sẽ liên hệ đặt mua hàng (vải, khuy, chỉ…) đến nhà cung cấp (Supplier) với số lượng và thời gian chỉ định. Đây là một mắt xích trong toàn bộ chuỗi cung ứng, đòi hỏi sự phối hợp giữa 2 công ty với nhau.
    • Nhận được hàng (vải, khuy, chỉ…) từ nhà cung cấp, bộ phận Kho (Inventory) sẽ kiểm tra và lưu kho chờ tín hiệu từ bộ phận sản xuất. 
    • Dựa vào kế hoạch sản xuất, bộ phận Sản Xuất (Production) tiến hành may áo thun.
    • Thành phẩm sẽ được bộ phận Chất Lượng (Quality) kiểm tra sau đó lưu kho hoặc chuyển đến bộ phận Phân Phối (Distribution) hay bộ phận Vận Chuyển (Transportation) để giao 10.000 cái áo thun đến khách hàng. 

Để đáp ứng nhu cầu theo đơn đặt hàng của khách, các bộ phận trong công ty (như ví dụ trên) và các phòng ban khác như: thiết kế, marketing, tài chính cũng kết hợp chặt chẽ để có được sản phẩm tối ưu nhất về chất lượng và giá thành. 

Theo ví dụ trên, quy trình của chuỗi cung ứng sẽ là: Nhận đơn đặt hàng từ khách => Lên kế hoạch => Tìm nhà cung cấp mua nguyên vật liệu => Nhập nguyên vật liệu => Sản xuất, kiểm tra chất lượng => Phân phối, giao hàng cho khách. 

Có thể thấy, Quản trị chuỗi cung ứng chính là quản lý cả một hệ thống gồm quản lý nguồn cung cấp, mua hàng, sản xuất, tồn kho và các hoạt động logistics.  

Vậy có phải chỉ nên học ngành Quản trị Chuỗi Cung Ứng; Logistics tại những trường có vị trí GẦN CẢNG BIỂN vì sẽ có nhiều cơ hội việc làm cho chuyên ngành này? 

Thật ra Quản trị Chuỗi Cung Ứng (bao gồm Logistics) không chỉ áp dụng trong các công ty sản xuất hàng hóa (xe hơi, trang trí nội thất, vật dụng, ….) mà các tổ chức cung cấp dịch vụ (bệnh viện, nhà hàng, khách sạn, …) cũng luôn có các hoạt động quản trị chuỗi cung ứng; Nên, bạn hoàn toàn có cơ hội học tập và làm việc về chuyên ngành này tại nơi có vị trí không gần cảng biển.

Vùng Niagara là một ví dụ điển hình cho khu vực không gần cảng biển, nhưng đang rất phát triển về Chuỗi cung ứng và Logistics. Niagara thuộc khu vực giao thương giữa biên giới Canada và Mỹ, nằm ở trung tâm trong vòng bán kính dưới 1 ngày lái xe so với nhiều thành phố lớn như: Toronto (90 phút), Montreal (7 giờ), Ottawa - thủ đô của Canada (6 giờ); và Buffalo (35 phút), Detroit (4 giờ), New York (7 giờ), Boston (8 giờ), Washington DC - thủ đô của Mỹ (8 giờ). Ngoài hệ thống đường cao tốc, vùng Niagara còn ở vị trí gần 3 sân bay quốc tế trong vòng dưới 2 giờ lái xe (Toronto Pearson, Buffalo Niagara (Mỹ) và Niagara Falls International Airport) và hệ thống cảng vận tải đường thuỷ qua 2 trong 5 Hồ Lớn – Great Lakes là Lake Ontario và Lake Erie.

Khoảng cách này cho phép các công ty tiếp cận được nhanh chóng trong ngày với hơn 150 triệu người tiêu dùng. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều công ty cung cấp dịch vụ Logistics như DHL, FedEx, XPO Logistics, v.v và nhiều công ty sản xuất hàng hoá, dịch vụ ở khu vực Niagara. 

Tôi sẽ đạt được gì khi học ngành Quản trị Chuỗi Cung Ứng? 

  • Hiểu mối quan hệ qua lại của hệ thống quản lý chuỗi cung ứng. 
  • Hiểu quy trình hoạt động trong sản xuất, phân phối và dịch vụ. 
  • Biết lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá các dự án. 
  • Biết cách giao tiếp hiệu quả trong kinh doanh. 
  • Biết áp dụng kiến thức cơ bản về nguyên tắc kế toán chi phí và quản lý.
  • Biết áp dụng các nguyên tắc quản lý chất lượng; chính sách và thông lệ hiện hành về mua hàng.
  • Biết áp dụng các phương pháp và kỹ thuật tốt nhất để quản lý vận chuyển, trung tâm phân phối và kho hàng. 
  • Và còn hơn thế nữa

Một số vị trí việc làm và mức lương tham khảo

Với độ phủ rộng gồm nhiều hoạt động trong Chuỗi Cung Ứng, sau khi học Supply Chain Operations Management (3 năm) tại Niagara College, bạn có thể làm việc ở những vị trí với mức lương như sau: 

Nếu là người có tính cách hướng ngoại, có khả năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, bạn sẽ phù hợp với những vị trí trong hoạt động mua hàng (Procurement) và hậu cần (Logistics) 
* Chuyên viên đấu thầu mua hàng (Procurement Specialist)  38,000 - 95,000 CAD/ năm   
* Quản lý Thu Mua (Purchasing Manager)    50,000 - 106,000 CAD/ năm   
*Quản lý phân phối và hậu cần (Distribution and Logistics Manager)  50,000 - 106,000 CAD/ năm   
Nếu bạn tỉ mỉ, cẩn thận thì những vị trí sau sẽ là lựa chọn hợp lý   
* Nhân viên Kế hoạch Sản Xuất (Production Planner) 39,000 - 78,500 CAD/ năm   
* Nhân viên phân tích tài chính và chi phí (Financial and Cost Analyst) 39,000 - 100,500 CAD/ năm   
* Chuyên gia hệ thống chất lượng QS / ISO (QS/ISO quality systems specialist) 31,000 - 116,500 CAD/ năm   
* Chuyên gia đảm bảo chất lượng (Quality assurance specialist) 29,000 CAD/ năm - 111,000 CAD/ năm   
* Thủ kho (Inventory Controller)   19,700 - 60,000 CAD/ năm   
Nếu tư duy, làm việc theo quy trình là thế mạnh của bạn cùng với kinh nghiệm làm việc, bạn có thể đảm nhận vị trí 
* Quản lý Sản Xuất (Production Manager)    35,000 - 127,500 CAD/ năm 
* Quản lý Chuỗi Cung Ứng (Supply Chain Manager) 63,000 - 130,000 CAD/ năm   
 * Chuyên viên hoạch định nguồn lực doanh nghiệp SAP (Systems, Applications and Products - SAP enterprise resource planning specialist) 40,000 - 107,000 CAD/ năm   

Tham khảo thêm

https://visco.edu.vn/quan-ly-chuoi-cung-ung-logistic-canada.html
  • THAM KHẢO THÊM

Các bài viết khác

Xem thêm
/img/newses/origin/visco_viet-nam-chay-dua-voi-nganh-chip-ban-dan-hoc-gi-hoc-o-dau-va-co-hoi-nghe-nghiep-2024112291111.jpeg
Việt Nam chạy đua với ngành chip bán dẫn: học gì, học ở đâu và cơ hội nghề nghiệp?
Mức lương cho kỹ sư thiết kế chip tại Việt Nam hấp dẫn với mức từ 10.000 đến $15.000 mỗi năm cho người mới ra trường và có thể lên tới $30.000 - $40.000 cho những kỹ sư có kinh nghiệm.
/img/newses/origin/visco_vuot-mat-computer-science-cong-nghe-ban-dan-dang-cuc-khat-nhan-sun-tai-my-65325-2024112015151.jpeg
Vượt mặt "Computer Science", "Công nghệ bán dẫn" đang cực khát nhân sự tại Mỹ
Ngành Công nghệ bán dẫn - Ngành học không lo thất nghiệp tại Mỹ.
/img/newses/origin/visco_danh-sach-cac-truong-trung-hoc-noi-tru-my-so-1-cua-cac-bang-20241119164817.jpeg
Danh sách các trường trung học nội trú Mỹ số 1 của các bang
Tham khảo danh sách trường phổ thông nội trú số 1 của các bang
/img/newses/origin/visco_lexington-catholic-high-school-truong-noi-tru-bang-kentucky-20241119103951.jpeg
Lexington Catholic High School, trường nội trú bang Kentucky
Học sinh tốt nghiệp trung học Lexington Catholic High School với visa F1 tại Kentucky sẽ được hưởng mức học phí in-state chỉ $13,502/năm (năm 2025), thay vì mức học phí đầy đủ $34,140/năm