Supply Chain Management - Quản trị chuỗi cung ứng là gì?
Cách đây chỉ 10 năm, cụm từ chuỗi cung ứng (Supply Chains) hay quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain Management) còn rất hiếm khi xuất hiện trong câu
Cách đây chỉ 10 năm, cụm từ “chuỗi cung ứng” (Supply Chains) hay “ quản trị chuỗi cung ứng ” (Supply Chain Management) còn rất hiếm khi xuất hiện trong câu chuyện của các nhà quản trị. Họ chỉ mới sử dụng các cụm từ “logistics” hay “vận tải” để mô tả dòng chảy của hàng hóa.
Sự xuất hiện của quản trị chuỗi cung ứng ban đầu chỉ là việc liên kết sự vận chuyển và logistics với sự thu mua hàng hóa, tất cả được gọi chung là quá trình thu mua hàng hóa. Quá trình hợp nhất ban đầu này sớm mở rộng ra lĩnh vực phân phối và logistics cho khách hàng tiêu dùng cuối cùng. Các công ty sản xuất bắt đầu tích hợp chức năng quản lý nguyên liệu vào những quy trình này. Từ đó, chuỗi cung ứng ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp. Quản lý chuỗi cung ứng gắn liền với hầu như tất cả các hoạt động của doanh nghiệp: từ việc hoạch định và quản lý quá trình tìm nguồn hàng, thu mua, sản xuất thành phẩm từ nguyên liệu thô, quản lý hậu cần… đến việc phối hợp với các đối tác, nhà cung cấp, các kênh trung gian, nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng. Nói chung, quản lý chuỗi cung ứng gồm quản lý cung và cầu trong toàn hệ thống của các doanh nghiệp.
Tầm quan trọng của quản trị chuỗi cung ứng?
90% các CEO trên thế giới đều đặt việc quản trị chuỗi cung ứng lên hàng đầu khi mà việc cạnh tranh trên thị trường ngày càng tăng cao, giá bán trên thị trường và giá thu mua nguồn cung cấp hàng hóa ngày càng bị siết chặt. Chuỗi cung ứng có sức tác động lớn sẽ chiếm lĩnh thị trường và sự tín nhiệm của khách hàng, tạo nên giá trị cổ đông, mở rộng chiến lược và khả năng vươn xa cho doanh nghiệp. Thêm vào đó, trong môi trường kinh doanh hiện nay, chuỗi cung ứng là một trong những nhân tố quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ cùng ngành. Nhờ có chuỗi cung ứng hiệu quả, các tập đoàn quốc tế lớn như Dell, Wal-Mart đã đạt lợi nhuận cao hơn từ 4-6% so với đối thủ. Một nghiên cứu độc lập cũng cho thấy một vài công ty hàng đầu trên thế giới như Apple, Coca-cola, Sam sung đã tận dụng hiểu quả chuỗi cung ứng của họ để vươn cao trong môi trường cạnh tranh, đạt được mức tăng giá trị công ty cao hơn 40% so với các đối thủ khác. Ngoài ra, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả có thể mang lại:
· Chi phí cho chuỗi cung ứng giảm từ 25-50%
· Lượng hàng tồn kho giảm từ 25-60%
· Độ chính xác trong việc dự báo sản xuất tăng từ 25-80%
· Cải thiện vòng cung ứng đơn hàng lên 30-50%
· Tăng lợi nhuận sau thuế lên đến 20%
Theo xu hướng toàn cầu hóa, với việc nhiều công ty nước ngoài đổ vốn đầu tư vào Việt Nam và Việt Nam từng bước gia nhâp vào các chuỗi cung ứng toàn cầu lớn, quản trị chuỗi cung ứng ngày càng được chú trọng hơn so với trước đây. Tuy nhiên, có thể nói quản trị chuỗi cung ứng vẫn là một phạm trù khá mới mẻ tại Việt Nam cho dù từng công đoạn của việc ấy đã diễn ra bấy lâu nay.
Cơ hội nghề nghiệp
Một văn bằng đại học hay thạc sỹ ngành Logistics và Quản lí chuỗi cung ứng cung cấp cho sinh viên nhiều cơ hội việc làm phát triển theo chiều dọc. Với những kĩ năng và kiến thức chuyên môn được đào tạo, sinh viên có nhiều vị trí để lựa chọn để phát triển nghề nghiệp trong ngành. Sau đây là một số lựa chọn nghề nghiệp cho các chuyên gia có bằng cấp trong lĩnh vực Logistics và quản lý chuỗi cung ứng:
Quản lý mua hàng
Chuyên viên phân tích / Trợ lý Mua hàng
Chuyên viên phân tích. Quản lý Vật liệu
Kế hoạch chiến lược
Quản lý Hoạt động
Quản lý mua sắm
Quản lý hàng tồn kho
Giám đốc chuỗi cung ứng
Quản lý hàng hóa
Tìm kiếm
Quản lý Kho bãi, vv
Tham khảo danh sách các trường Đại học hàng đầu tại các quốc gia: