Đi du học, thứ nhất, điều quan trọng nhất là tôi học được sự tự giác và lòng tự trọng của người trí thức. Khi làm bài kiểm tra, tôi không thấy giáo sư Mỹ phải đi “tuần tra” khắp lớp như ở Việt Nam để canh chừng nạn quay cóp.
Các vị cứ ung dung ngồi đọc báo, hoặc làm việc riêng, vậy mà chẳng thấy sinh viên nào mở tài liệu ra xem, cũng chẳng thấy sinh viên hỏi bài nhau.
Sinh viên nào không đến lớp làm kiểm tra được hôm đó, cứ xin phép, giáo sư sẽ cho đề riêng để làm vào một hôm khác. Nhiều sinh viên khi làm đề thi riêng, đem ghế ra ngoài hành lang làm một mình, để khỏi bị bài giảng của giáo sư làm phân tâm. Tôi cố tình để ý những sinh viên này và cũng không thấy họ mở tài liệu ra. Những người xung quanh tự giác như thế, tôi cũng phải theo.
Đi du học, ngày đầu tiên tôi bước vào giảng đường Đại học Mỹ, bài học đầu tiên của tôi là đừng bao giờ chơi trò “plagiarism” (đạo văn). Nếu giáo sư phát hiện tôi đạo văn của ai đó, coi như tôi phải “tạm biệt” ngôi trường của tôi vĩnh viễn, đó là luật.
Các vị giáo sư ở bên này có thể “ngửi được cái mùi… kém cỏi” của sinh viên dễ dàng. Các vị đã đọc rất nhiều sách nên nắm rõ trường phái nào, ý tưởng nào của ai, ở sách nào… Do đó, khi nghi ngờ sinh viên “thuổng” ý tưởng của ai đó, các vị có thể kiểm tra ngay.
Ngày nay, các vị giáo sư còn được nhiều phần mềm và website hỗ trợ cho việc này. Chỉ cần gõ lại câu văn bị nghi ngờ của sinh viên vào ô tìm kiếm (giống như khi tìm kiếm trên google hay yahoo), lập tức kẻ đạo văn sẽ lộ mặt, nếu câu văn đó thật sự là đồ chôm chỉa.
Thứ hai, khi đi du học, tôi học được khả năng tự quản lý, sắp xếp việc học của mình. Ngay từ đầu học kỳ, giáo sư sẽ phát cho sinh viên một cái syllabus (tạm dịch là chương trình học). Trong syllabus, giáo sư ghi rõ môn đó là môn gì, dạy cái gì, ngày nào học cái gì, sinh viên phải đọc sách nào, trang mấy; khi nào kiểm tra, nội dung ra sao…
Căn cứ trên syllabus, sinh viên cứ theo đó mà sắp xếp lịch học, vì vậy sinh viên rất chủ động, thoải mái trong việc học của mình. Tuần đầu tiên của học kỳ thường là tuần học thử.
Trong tuần này sinh viên sẽ đi học hết những môn mà mình muốn học. Sau đó, so sánh syllabus các môn với nhau, sinh viên quyết định sẽ chính thức học môn nào, bỏ môn nào. Cũng dựa vào syllabus, sinh viên sắp xếp chuyện đi làm thêm, học thêm, và lịch đi chơi giải trí cho cả học kỳ.
Thứ ba, đi du học, tôi học được cách lý luận độc lập. Khoa học là vô biên, là sự phát triển không ngừng, nên không có học thuyết tuyệt đối. Do đó, sinh viên được quyền chất vấn giáo sư, đặt vấn đề ngược lại, nếu cảm thấy nghi ngờ điều giáo sư vừa nói và thậm chí đặt vấn đề với cả những học thuyết.
Giáo sư không bao giờ chửi sinh viên là đồ ngu, mà khuyến khích hỏi tới nơi tới chốn. Một giáo sư ngôn ngữ học của Đại học Santa Cruz nói: một nghiên cứu của ngành giáo dục Mỹ cho biết câu hỏi “tại sao” và “như thế nào” chiếm gần 80% trong các câu hỏi được nêu lên trong giảng đường Đại học Mỹ.
Ngay cả văn thơ, sinh viên cũng không bị bắt buộc học thuộc lòng những tác phẩm, thay vào đó là chú trọng phần lý luận. Tác phẩm có sẵn trong sách, khi cần có thể mở ra xem, vậy tại sao phải học thuộc lòng? Vấn đề là sau khi xem tác phẩm sinh viên có biết đưa ra ý kiến của mình hay không.
sinh viên không buộc phải có ý kiến giống sách giáo khoa, vì khả năng cảm thụ của mỗi người mỗi khác, miễn là khi đưa ra nhận định sinh viên có đủ lý luận để chứng minh cho nhận định của mình.
Thứ tư, đi du học tôi học được cách nghiên cứu độc lập. Người viết bài này từng chứng kiến Rosa, một học sinh lớp 5 phải tự vào thư viện tìm tòi về địa lý thành phố Santa Cruz, nơi em đang ở, sau đó viết “report” (tường thuật chứ không chép lại những gì em tìm được trong thư viện).
Đương nhiên cách làm này sẽ khiến em nhớ nhiều hơn là học và trả bài như con vẹt. Sau đó không lâu tôi có gặp lại Rosa, nhân lúc nói chuyện về thời tiết, em đã giải thích cho tôi tại sao khí hậu Santa Cruz được xem là “dễ chịu” nhất nước Mỹ.
Ở bậc học Đại học, các giáo sư cũng làm như thế, nên sinh viên phải tận dụng tối đa thư viện, nhờ đó khả năng nghiên cứu độc lập được nâng lên. Người học có cảm giác ông thầy chẳng dạy gì cho mình cả. Suốt ngày ông chỉ bắt sinh viên vào thư viện, đọc đọc, chép chép, rồi đến lớp thảo luận. Tuy vậy qua cách học đó, những kiến thức khi đã vào đầu thì không chạy ra được dù muốn tống nó ra.
Thứ năm, đi du học, tôi học được cách tôn trọng người khác và làm người khác tôn trọng. Các giáo sư, văn phòng khoa, nhân viên của trường đối xử với sinh viên như một người lớn thật sự. Họ biết tôn trọng, lắng nghe sinh viên.
Đi đến đâu cũng thấy những “nụ cười nở trên môi”, những lời “xin lỗi”, “cám ơn”, “xin vui lòng” từ những người đó. Khi sinh viên đến làm việc với khoa, thư viện… sinh viên không có cảm giác mình là một kẻ đi xin xỏ, nhờ vả.
Chuyện riêng tư của sinh viên được tôn trọng tuyệt đối. Sau kỳ thi, mỗi sinh viên nhận được một cái phong bì, trong đó là điểm số của mình và lời nhận xét của giáo viên. Không ai biết điểm của ai.
Trường đối xử với tôi như thế, nên tôi không thể trả đũa bằng những cái trò phá phách, nghịch ngợm, cứng đầu theo kiểu trẻ con được.
Việt Nam chạy đua với ngành chip bán dẫn: học gì, học ở đâu và cơ hội nghề nghiệp?
Mức lương cho kỹ sư thiết kế chip tại Việt Nam hấp dẫn với mức từ 10.000 đến $15.000 mỗi năm cho người mới ra trường và có thể lên tới $30.000 - $40.000 cho những kỹ sư có kinh nghiệm.
Vượt mặt "Computer Science", "Công nghệ bán dẫn" đang cực khát nhân sự tại Mỹ
Ngành Công nghệ bán dẫn - Ngành học không lo thất nghiệp tại Mỹ.
Danh sách các trường trung học nội trú Mỹ số 1 của các bang
Tham khảo danh sách trường phổ thông nội trú số 1 của các bang
Lexington Catholic High School, trường nội trú bang Kentucky
Học sinh tốt nghiệp trung học Lexington Catholic High School với visa F1 tại Kentucky sẽ được hưởng mức học phí in-state chỉ $13,502/năm (năm 2025), thay vì mức học phí đầy đủ $34,140/năm