15 bí kíp giúp các tân du học sinh sống sót trong những năm đại học
Du học từ bậc đại học rất khác với phổ thông. Việc này đòi hỏi bạn tự lập và chủ động hơn. Đương nhiên, trưởng thành không chỉ trong ý nghĩ, việc đầu tiên bạn cần làm chính là tìm hiểu kĩ những điều nên làm khi chuẩn bị bước chân du học.
1. Mang đầy đủ giấy tờ nhập học
Nghe thì đơn giản đấy, nhưng ối sinh viên vì quá vui mừng khi sắp được bước chân sang miền đất mới mà lỡ bỏ quên những giấy tờ quan trọng này ở nhà. Tin VISCO đi, nếu không có giấy tờ nhập học, có khi bạn còn chẳng qua được hải quan chứ đừng mơ đến trường.
Nhưng cũng đừng quá lo lắng, các chuyên viên tư vấn du học VISCO luôn dặn dò học sinh cẩn thận các giấy tờ và lưu ý trước khi bay. Hình ảnh buổi gặp gỡ du học sinh Hà Lan trước khi bay
https://www.facebook.com/duhocvisco/posts/2448977168503256
2. Tìm nhà ở trước khi sang trường
Không phải kí túc xá trường đại học nào cũng cung cấp đủ nhu cầu ở cho sinh viên. Cũng có nhiều sinh viên cảm thấy "thoải mái" hơn khi không ở trong trường. Hoặc lựa chọn homestay cũng giúp bạn có nhiều cơ hội giao lưu văn hóa với người bản xứ hơn... Dù vì bất kì lí do nào thì việc tìm nhà ở từ sớm cũng rất quan trọng. Đừng để mình "bơ vơ" trong những ngày đầu sang trường.
Nếu vì lí do nào đó bạn chưa tìm được nhà ở, VISCO có thể giúp bạn liên hệ với các sinh viên đang sống và học tập bên trường. Biết đâu đấy bạn lại may mắn được ở nhờ 1 vài ngày, hoặc được giúp tìm 1 chỗ ở phù hợp. Nhưng nên nhớ, chủ động tìm nhà ở trước khi du học là ưu tiên hàng đầu sau khi bạn đã chắc chắn thời điểm nhập học.
3. Xem xét vị trí nơi ở, các địa diểm quan trọng xung quanh
Thêm nữa, bạn cũng nên xem xét kĩ vị trí nơi bạn sẽ ở: cách trường bao xa, có thuận tiện trong sinh hoạt hay không (gần cửa hàng tiện lợi, yên tĩnh, an ninh...), phương tiện có thể đi lại từ nhà ở đến trường,... Vài ngày đầu khi du học, bạn nên "lượn lờ" quanh khu vực bạn ở để xem xét 1 vài địa điểm quan trọng: Bệnh viện, trường học, cửa hàng tiện lợi, chợ, siêu thị, sở cảnh sát....
4. Tìm hiểu kĩ các chi phí cần thiết
Những ngày đầu sang trường, bạn sẽ có khá nhiều thứ cần chi tiêu bằng tiền mặt, vì lúc đó bạn chưa thể làm thẻ sinh viên, thẻ ngân hàng... và cũng chưa có người quen để mượn tiền. Tìm hiểu kĩ thông tin về các chi phí phát sinh sẽ giúp bạn không bị rơi vào tình thế dở khóc dở cười.
5. Phương tiện đi lại
Việc đi lại từ nhà đến trường rất quan trọng. Nếu bạn ở xa trường, bạn nên tìm kiếm các phương tiện giao thông công cộng. Tại nhiều nước, bạn có thể đi lại miễn phí từ nhà đến trường hoặc được giảm giá khi có thẻ sinh viên. Bạn nên tận dụng những điều này để tiết kiệm chi phí tối đa.
Bạn là du học sinh Hà Lan, hãy tìm hiểu các group hoặc nơi bán xe đạp vì đây là phương tiện đi lại phổ biến của người dân nơi đây.
Tại Mỹ, nhiều gia đình khá giả sẵn sàng "tậu" cho con 1 chiếc ô tô để đi học. Đương nhiên, bạn phải tìm hiểu kĩ càng và thi lấy bằng lái xe. Hãy nhớ, tại các nước phát triển, tuân thủ nghiêm ngặt luật giao thông là rất cần thiết, dù bạn sử dụng bất kì phương tiện nào.
6. Tham gia các group
Bạn muốn tìm kiếm nhà ở? tìm người ở chung? Làm thế nào để tiết kiệm tiền mua sách, tài liệu học? Làm thế nào để vượt qua kì thi và đạt tín chỉ? Các hoạt động ngoại khóa? Giao lưu kết bạn?... Hãy tham gia các group của hội sinh viên trong trường hoặc hội sinh viên Việt Nam tại nước bạn du học càng sớm càng tốt.
7. Giao lưu kết bạn
Tích cực tham gia các hội nhóm ở trường, các hoạt động ngoại khóa, xã hội. Chẳng ai cấm bạn chơi 1 mình, nhưng có bạn vẫn vui hơn phải không nào? Thêm nữa, rất nhiều bài tập yêu cầu bạn phải làm việc nhóm. Đừng để mình trở nên lạc lõng ở chính lớp học của mình.
8. Xem review của các anh / chị khóa trên
Để tiết kiệm thời gian và học tập tốt nhất, đừng ngại xem review của anh / chị khóa trên về cách vượt qua bài luận, đạt tín chỉ, các "công thức" giúp bạn đạt thành tích cao trong học tập.
9. Đầu tư những thứ cần thiết
Rất nhiều sinh viên đã chuẩn bị điện thoại, máy tính... ở nhà. Tuy nhiên, hãy tìm hiểu trước xem nếu mua ở đất nước du học liệu có "lợi" hơn không? Thẻ sinh viên chính là "tấm bùa hộ thân" cho túi tiền của bạn đấy. Quyền lợi giảm giá không chỉ ở các phương tiện giao thông công cộng mà thậm chí cả các cửa hàng bán đồ dùng sinh viên nữa cơ.
10. Phân bổ thời gian học hợp lí
Xem trước lịch học, môn học để phân bổ thời gian học hợp lí. Nếu còn thời gian bạn có thể cân nhắc đi làm thêm hoặc tham gia các hoạt động ngoại khóa, xã hội để giao lưu kết bạn và tăng kĩ năng mềm.
11. Lập list mục tiêu để phấn đấu
Bạn muốn đạt học bổng trong quá trình học, hay đơn giản là vượt qua môn ABC. Bạn mơ ước vị trí công việc XYZ. Lập mục tiêu ngay từ đầu là điều nên làm.
12. Tập trung học ngay từ những ngày đầu tiên
Tránh bỏ học để lỡ mất kiến thức quan trọng. Cũng đừng quá ham hố công việc làm thêm để tránh tình trạng "kiệt sức" trong giờ lên lớp. Đến cùng thì, bạn đi du học là để học chứ không phải để đi làm. Hãy trân quý công sức bố mẹ đã bỏ ra để bạn được học tại một đất nước phát triển.
13. Tìm kiếm địa chỉ shopping
Ăn ở đâu? Mua đồ ở đâu?... Tội gì mà bỏ lỡ những địa chỉ để bạn "lê la" mỗi khi rảnh rỗi chứ?
14. Tìm kiếm địa chỉ check-in
Chẳng có gì xấu khi bạn muốn "khoe khoang" với bạn bè những điểm check in thú vị. Thêm nữa, du học cũng không phải là bạn cứ cắm đầu học mà nên có thời gian "xả hơi" sau những kì thi căng thẳng. Tìm kiếm những điểm check-in gần nơi bạn ở, hoặc vi vu du lịch các bang, nước khác trong khả năng của bạn.
15. Tìm người đồng hành trong suốt chặng đường du học
- Bạn muốn được hướng dẫn, nhắc nhở những thông tin cần thiết
- Bạn muốn được giao lưu với các anh/chị đang sống và học tập tại ngôi trường mới
- Bạn muốn được hỗ trợ trong quá trình du học
- Bạn băn khoăn thủ tục visa thăm thân
....
Các chuyên viên tư vấn du học gần 15 năm kinh nghiệm của VISCO sẽ luôn hỗ trợ bạn ^ ^
Đăng kí tư vấn du học miễn phí
[contact-form][contact-field label="Tên" type="name" required="1"][contact-field label="Thư điện tử" type="email" required="1"][contact-field label="Số điện thoại" type="text" required="1"][contact-field label="Tin nhắn" type="textarea"][/contact-form]
Việt Nam chạy đua với ngành chip bán dẫn: học gì, học ở đâu và cơ hội nghề nghiệp?
Mức lương cho kỹ sư thiết kế chip tại Việt Nam hấp dẫn với mức từ 10.000 đến $15.000 mỗi năm cho người mới ra trường và có thể lên tới $30.000 - $40.000 cho những kỹ sư có kinh nghiệm.
Vượt mặt "Computer Science", "Công nghệ bán dẫn" đang cực khát nhân sự tại Mỹ
Ngành Công nghệ bán dẫn - Ngành học không lo thất nghiệp tại Mỹ.
Danh sách các trường trung học nội trú Mỹ số 1 của các bang
Tham khảo danh sách trường phổ thông nội trú số 1 của các bang
Lexington Catholic High School, trường nội trú bang Kentucky
Học sinh tốt nghiệp trung học Lexington Catholic High School với visa F1 tại Kentucky sẽ được hưởng mức học phí in-state chỉ $13,502/năm (năm 2025), thay vì mức học phí đầy đủ $34,140/năm