Loading...

5 sai lầm lớn nhất khi xin Visa 485 - Visa sau tốt nghiệp

Visa 485 là visa tạm trú dành cho học sinh quốc tế sau khi hoàn thiện khóa học với thời gian tối thiểu là 2 năm tại Úc Vì thời gian cho phép xin visa 485 sau khi tốt nghiệp không có nhiều (6 tháng), nếu bạn mắc phải bất kỳ lỗi nào trong quá trình nộp đơn, khả năng xin visa 485 thành công là rất thấp. Trong bài viết này, mình xin chia sẻ 5 lỗi hay mắc phải nhất của các bạn du học sinh khi xin visa 485.

1. Không cung cấp đầy đủ tài liệu khi nộp đơn Có tương đối các tài liệu bạn cần cung cấp khi nộp đơn lên bộ di trú. Bởi vì, nếu bạn không nộp tài liệu này ngay, bạn sẽ không được phép bổ sung sau này, ngay cả nếu bạn có xin appeal lên Tribunal. Một trong những tài liệu phải có như sau: • Bằng chứng về việc bạn có bảo hiểm sức khỏe (bao gồm cả người nộp đơn chính và tất cả các thành viên đi kèm) • Tất cả các thành viên gia đình tuổi 16 trở lên phải cung cấp bằng chứng đã nộp lên hồ sơ lý lịch tư pháp của Úc (Police check) • Bạn phải thỏa mãn điểm tiếng anh (6.0 overall và không band nào dưới 5.0 cho IELTS hoặc 50 overall và không có band nào dưới 36 cho PTE)

2. Xin nhầm ngạch của visa 485 Khi xin visa 485, bạn phải ghi đúng nhánh bạn muốn xin (Post Study Work stream hay Graduate Stream). Bạn không thể thay đổi sau khi đã nộp đơn. Nói chung, nhánh Post Study Work Stream thì lý tưởng hơn bởi vì: • Bạn được ở lại Úc lâu hơn (2 năm thay vì 18 tháng như của Graduate Work) • Nhánh Graduate Work chỉ dành cho những bạn học các khóa có nằm trong list công việc của SOL. Còn với Post Study Work stream, bạn không có hạn chế phải học ngành gì (chỉ cần là học từ đại học trở lên) • Với nhánh Post Study Work, bạn không cần phải làm Skill Assessment. Nhánh Graduate Work stream có thể là sự lựa chọn tốt nếu bạn học tại Úc trước tháng 11/2011 hoặc nếu bạn học nghề (etc bằng cao đằng Diploma hay Certificates…)

3. Không biết cách xin kiểm Skill Assessment cho nhánh Graduate Work stream thành công. Nếu bạn đi theo Graduate Work Stream, bạn sẽ cần để cử công việc nằm trong SOL và phải đõ được đợt kiểm tra tay nghề này. Có một vài điêu đáng nói như sau: • Bạn phải cung cấp bằng chứng là bạn đã xin Skill Assessment (hóa đơn) tại thời điểm bạn xin visa 485. Nói cách khác, bạn hoàn toàn có thể xin visa 485 trước khi có được kết quả của kiểm tra tay nghề. • Bạn không thể thay đổi công việc đề cử sau khi xin Skill Assessment. Vì thế, đó là điều tối quan trọng khi bạn chọn công việc đề cử chính xác ngay từ đầu. • Bạn phải chứng minh được những gì bạn học liên quan mật thiết tới những kỹ năng cần cho công việc được đề cử.

4. Bao gồm người đi kèm

  • Bạn có thể bao gồm vợ/chồng và con cái khi xin visa 485. Điều này cũng đồng nghĩa bạn có thể bao gồm vợ/chồng tương lai (sống với nhau nhưng chưa cưới). Để làm được như vậy, người đi kèm đơn phải ở nước Úc tại thời điểm xin visa 485 và họ phải có hoặc gần đây có cầm visa Du học.
  • Bạn cũng có thể xin visa lệ thuộc cho người vợ/chồng/con sau khi bạn đã có visa 485. Cái này được gọi là “subsequent entrant” application. Đây là cách rất có ích nếu như bạn cưới sau khi bạn có được visa 485 hoặc nếu vợ và con bạn không tới Úc với bạn khi bạn còn đang giữ Student Visa.

5. Không biết tận dụng thời gian của visa 485 Như mình luôn khuyên các bạn du học sinh mình tư vấn. Thời gian visa 485 là cực kỳ quan trọng vì nó là bước đệm cho bạn xin visa định cư thành công sau này. Sau đây là 3 việc bạn nên làm khi có visa 485 • Professional Year: Học PY để được cộng thêm 5 điểm. Khóa PY áp dụng cho những bạn học Kế Toán, IT và Kỹ Sư. • Xin làm full-time: Bạn có thể dung thời gian này để kiếm việc full time (phục vụ mục đích tài trợ sau này). Ghi nhớ: nếu bạn có được 1-3 năm kinh nghiệm tại nước Úc, bạn sẽ xin được 5 điểm kinh nghiệm cho mục đích xin PR. • Cơ hội kiếm việc vùng miền: Visa 485 cho phép bạn chuyển tới các vùng khác nhau của nước Úc. Bạn được phép sống va làm việc tại vùng miền. Điều này sẽ tăng khả năng bạn được khu vùng miền đó đề cử (state sponsorship) để xin PR theo visa 489/190 sau này

Các bài viết khác

Xem thêm
/img/newses/origin/visco_viet-nam-chay-dua-voi-nganh-chip-ban-dan-hoc-gi-hoc-o-dau-va-co-hoi-nghe-nghiep-2024112291111.jpeg
Việt Nam chạy đua với ngành chip bán dẫn: học gì, học ở đâu và cơ hội nghề nghiệp?
Mức lương cho kỹ sư thiết kế chip tại Việt Nam hấp dẫn với mức từ 10.000 đến $15.000 mỗi năm cho người mới ra trường và có thể lên tới $30.000 - $40.000 cho những kỹ sư có kinh nghiệm.
/img/newses/origin/visco_vuot-mat-computer-science-cong-nghe-ban-dan-dang-cuc-khat-nhan-sun-tai-my-65325-2024112015151.jpeg
Vượt mặt "Computer Science", "Công nghệ bán dẫn" đang cực khát nhân sự tại Mỹ
Ngành Công nghệ bán dẫn - Ngành học không lo thất nghiệp tại Mỹ.
/img/newses/origin/visco_danh-sach-cac-truong-trung-hoc-noi-tru-my-so-1-cua-cac-bang-20241119164817.jpeg
Danh sách các trường trung học nội trú Mỹ số 1 của các bang
Tham khảo danh sách trường phổ thông nội trú số 1 của các bang
/img/newses/origin/visco_lexington-catholic-high-school-truong-noi-tru-bang-kentucky-20241119103951.jpeg
Lexington Catholic High School, trường nội trú bang Kentucky
Học sinh tốt nghiệp trung học Lexington Catholic High School với visa F1 tại Kentucky sẽ được hưởng mức học phí in-state chỉ $13,502/năm (năm 2025), thay vì mức học phí đầy đủ $34,140/năm