Loading...

Greenwich – địa điểm quay phim thú vị và vẻ đẹp đến từ những giấc mơ

>> Xem thêm: Học bổng Đại học Greenwich, Anh Quốc

Khu hải quân Greenwich của London là khu có lịch sử hàng hải lâu đời, nhà của Bảo tàng Hải quân Quốc gia (cũng là bảo tàng hải quân lớn nhất thế giới), Đài thiên văn Hoàng gia, Trường huấn luyện Hải quân Hoàng gia – trong trường có Sảnh Tranh vẽ (Painted Hall) rất đẹp. Khu hải quân Greenwich còn lọt vào danh sách di sản văn hóa thế giới của UNESCO.
1

Một phần của khu hải quân Greenwich

2

Sảnh Painted Hall

Đây là điểm du lịch thu hút rất nhiều du khách từ khắp nơi trên thế giới. Nhưng Greenwich còn thực sự đặc biệt ở chỗ: rất nhiều đạo diễn đã chọn Greenwich làm địa điểm quay phim. Các hãng Hollywood hay lui tới studio ở Canada hoặc xứ sương mù lắm (dạo gần đây Hollywood cũng thường ghé thăm studio ở New Zeland). Mấy nơi này rẻ, có đội ngũ địa phương chuyện nghiệp biết nói…. tiếng Anh. Và nếu họ tới London làm phim, rồi kịch bản cần một nơi vừa cổ kính kiểu châu Âu, vừa rộng rãi, đa số sẽ chạy đến Greenwich.

Hiệp sĩ bóng đêm (phần 2)

Trong phim The Dark Knight Rises – phần 2 của The Dark Knight và là phần 3 của loạt phimBatman – có cảnh ông quản gia Alfred trông thấy cậu chủ Bruce Wayne đang ăn uống hạnh phúc với cô bạn gái tại một quán cà phê ở Florence.

3

Ông Alfred trong cảnh phim

4

Bruce Wayne tại quán cà phê

Tất nhiên, đạo diễn Christopher Nolan không thể bê cả đoàn làm phim tới Florence, Ý, chỉ để quay một cảnh chừng vài phút, nhưng kiếm đâu ra một quán cà phê “giống Ý”? Chà, sẵn tiện phim Batman phần 3 này có nhiều cảnh quay ở studio Pinewood, Anh Quốc, Christopher chạy đến Trường Hải quân Greenwich, mua vài cái bàn, mấy tấm khăn trải, ly tách, thêm diễn viên quần chúng mặc đồng phục bồi lịch sự. Và, cảnh quán cà phê ở Florence đã hoàn tất.

Giáo sư Ian Allchin của Trường Hải quân mách: “Họ quay cảnh quán cà phê tại hàng hiên có cột chống của trường. Diễn viên Christian Bale và Michael Cain cũng có mặt, họ quay trong một ngày là xong.”

Những người khốn khổ, 2013

Phim nhạc kịch Những người khốn khổ chủ yếu là quay nội cảnh trong studio, còn phần ngoại cảnh thì đa số là quay ở… Greenwich, cũng tại Trường Hải quân. Đạo diễn Tom Hopper trưng dụng khoảng sân lớn của trường, đổ đất cát lên đó để tạo hiệu ứng “hoang tàn”, và đặt vào đấy một bức tượng con voi.
5

Đây là một cảnh của phim với tượng voi. Ai đọc sách gốc hoặc xem phim này đều biết, bức tượng chú voi là nhà của nhóc Gavroche bụi đời, và cũng là nơi khởi đầu cuộc nổi dậy của sinh viên.

6

Cảnh nhóc Gavroche bám vào xe ngựa trong phim. Mấy tòa nhà đằng sau cũng là một phần của Trường Hải quân Greenwich

Cướp Biển Ca-ri-bê phần 4

Mở đầu phần 4 của loạt phim cướp biển bom tấn, hải tặc Jack Sparrow bị áp giải đến cung điện, sau đó anh cướp xe ngựa và trốn thoát. Màn đua xe ngựa này quay tại Greenwich, nếu bạn xem kỹ thì bạn sẽ thấy phim tận dụng rất nhiều quang cảnh/công trình kiến trúc ở đó. “Cung điện” của vua thực chất chính là sảnh Painted Hall chứ chả phải cung điện gì cả.
7

Cảnh Jack bị áp giải, quay ở Painted Hall

8

Đoàn làm phim chuẩn bị quay cảnh đua xe ngựa ở Greenwich

Giáo sư Ian Allchin nói: “Đoàn làm phim ở đây đến cả tháng… ‘Cướp biển‘ chiếm lấy toàn bộ khu Greenwich; thậm chí còn chiếm cả bãi đỗ xe. Họ mướn một bãi đỗ xe mới cho những ai làm việc tại đây; rồi do bãi đỗ mới ở cách xa Greenwich, họ mướn thêm xe bus để chở nhân viên/giáo viên từ khu gửi xe đến chỗ làm”. Cảnh đua xe ngựa này lên màn ảnh độ chừng 15-20 phút, tính ra 1 tháng ở Greenwich sẽ rất tốn kém, giờ đã hiểu tại sao 1 phim bom tấn của Hollywood ngốn chừng trăm triệu Đô.

Gulliver du ký

Bản phim hiện đại dựa trên cuốn tiểu thuyết để đời của Jonathan Swift gần như “đần hóa” hết những chi tiết trong sách, thành thử ai mà xem vì thích Gulliver sẽ cố gắng bỏ phim ra khỏi trí nhớ. Thế nhưng những người làm việc/học tập tại Geenwich lại thông cảm với bộ phim vì nó quay rất nhiều cảnh ở đây, và đoàn làm phim rất dễ thương với mọi người.
9

Diễn viên Jack Black (vai Gulliver) trong một cảnh quay ở Greenwich

Trường Hải quân Hoàng gia trở thành cung điện của xứ Lilliputian trong phim, do Greenwich nhìn cổ cổ mà cũng là lạ nên các đạo diễn hay thích đến đây khi phải quay “một thế giới khác nhưng không khác lắm so với thế giới này.” Phim Gulliver cũng tận dụng ngoại cảnh xanh rờn rộng rãi ở Greenwich chứ không chỉ ru rú mãi bên trong các căn phòng, giáo sư Allchin của trường Hải quân mách rằng giữa mỗi cảnh quay các diễn viên thích ra bãi cỏ ngồi phơi nắng, rất thân thiện với các fan khi họ đến chào hỏi, không trốn biệt như mấy ngôi sao khác khi đến Greenwich làm phim.


The Golden Compass (Chiếc la bàn vàng)

Bộ phim (dựa trên cuốn tiểu thuyết của Phillip Pullman) kể về cô bé Lyra sống ở thế giới song song với thế giới loài người này vấp phải nhiều phản đối vì nó đả phá Thiên Chúa giáo, để rồi phim không ra được phần 2. Quả là tiếc vì hình ảnh trong phim rất đẹp. Đặc biệt, trường Jordan nơi bé Lyra sống thực chất chính là Sảnh Tranh vẽ ở Greenwich.
10

Lyra tại trường Jordan – cũng là Sảnh Tranh vẽ.

Đoàn làm phim dùng kỹ xảo để nới rộng Sảnh Tranh vẽ cho rộng hơn cũng như nâng cao trần lên, sau đó họ chỉnh ánh sáng hơi tối lại hòng che các bức tranh màu sắc trên tường, tạo vẻ “đẹp nhưng nham hiểm” cho trường Jordan.
11

Nicole Kidman trong một cảnh quay ở Sảnh Tranh vẽ. Trong phim Golden Compass thì đây cũng là cảnh nhân vật của Nicole xuất hiện, cũng vừa đẹp vừa nham hiểm như những thứ xung quanh.

The King’s Speech (Bài diễn văn của nhà vua)

Khi muốn quay một cảnh độ vài phút trước cung điện, nhưng không hơi đâu chạy giấy tờ để quay tại cung điện (thật,) các nhà làm phim thường mông má, treo cờ treo hình cho Greenwich và giả nó thành nơi vua ở.
12

Cảnh trong The King’s Speech – “cung điện” Greenwich nơi vua Colin Firth ở

Và trong The King’s Speech, Greenwich không chỉ ngụy trang kiểu Anh thành cung điện, mà còn đóng vai tòa nhà nghị viện. Nếu để ý, trong vai cung điện thì Greenwich trang điểm lắm cờ hoa hơn, nghị viện thì nghiêm trang hơn.

Bật mí thêm, Greenwich rất hay đóng giả thành tòa nhà quốc hội, rồi nhà nghị viện. Bạn nào xem The Iron Lady sẽ thấy, bà Margaret Thatcher do Meryl Streep thủ vai đi họp ở Greenwich.
13

Hình hậu trường: đoàn làm phim The Iron Lady quay tại Sảnh Tranh vẽ ở Greenwich.

Skyfall

Buồn cười nhất là trong phim 007 Skyfall, Greenwich trở thành… nhà tang lễ. Ngay đầu phim luôn, lúc tòa nhà của các điệp viên MI6 bị đánh bom, và sau đó bà M – người cầm đầu MI6 – phải buồn bã đứng trước dãy hòm của các đồng chí.

14Cảnh bà M tại nhà tang lễ.

Theo lời giáo sư Allchin, đoàn làm phim phải gỡ cái đèn chùm to tướng ở giữa phòng xuống, rồi đóng một sàn gỗ và gắn nó lên cái sàn thật hòng giúp trần và sàn bớt long lanh. Sau đó đạo diễn cho gỡ các bức tranh đang treo trên tường rồi dùng giấy che những bức vẽ tường lại. Cảnh nhà tang lễ kéo dài chưa đến 1 phút trên màn ảnh, và quay xong rồi thì đoàn làm phim phải trả Greenwich lại nguyên trạng, gắn lại đèn, gỡ sàn gỗ ra. Mỗi thước phim đúng là lắm công phu.

Kết luận

Để cho vui, mọi người có thể chơi trò đoán xem Greenwich xuất hiện ở đâu khi đi xem phim. Khu này quả thật xuất hiện nhiều lắm, nhiều đến không ngờ. Thí dụ, ngoài những tác phẩm kể trong bài ra còn phim Sleepy Hollow, Bốn đám cưới một đám ma, Xác ướp Ai Cập, Lý trí và tình cảm… Các bạn tìm hiểu thêm nhé!

Các bài viết khác

Xem thêm
/img/newses/origin/visco_gap-go-phuong-linh-du-hoc-sinh-tai-thuy-si-tai-ha-noi-65256-2024313161149.jpeg
Gặp gỡ Phương Linh - Du học sinh Thụy Sĩ tại Hà Nội
Tư vấn du học VISCO kính mời các Quý phụ huynh, các em học sinh, sinh viên quan tâm ngành học Quản trị Khách sạn và Ẩm thực tham gia buổi trò chuyện cùng Phương Linh – bạn nữ sinh năm cuối của SHMS – trường QTKS xếp hạng 2 ở Thuỵ Sĩ; xếp hạng 3 trên toàn thế giới
/img/newses/origin/visco_su-khac-biet-giua-master-of-arts-va-master-of-science-lua-chon-nao-phu-hop-voi-ban-2024311101655.jpeg
Sự khác biệt giữa Master of Arts và Master of Science, lựa chọn nào phù hợp với bạn?
Sự khác biệt chính giữa hai bằng cấp Master of Arts và Master of Science là ở chỗ Master of Arts tập trung vào nghệ thuật và nhân văn trong khi Master of Science hướng nhiều hơn đến các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật.
/img/newses/origin/visco_-a-allen-academy-truong-tu-thuc-ban-tru-bang-texas-65254-20243817319.jpeg
[A+]_Allen Academy, trường tư thục bán trú bang Texas
84% học sinh của Allen Academy tốt nghiệp được nhận vào Texas A&M
/img/newses/origin/visco_-a-the-williams-school-bang-connecticut-65253-20243792431.jpeg
[A+]_ The Williams School, bang Connecticut
The Williams School hiện đang có học bổng 50% học phí tương đương US$ 23,000/ năm