1. Giấy tờ cần thiết
- Hộ chiếu
- Vé máy bay
- Chứng minh thư: nhỡ thất lạc.
- Sổ hộ khẩu, giấy khai sinh
- Học bạ cấp 3 và bằng cấp 3 bản sao công chứng + bản dịch tiếng Nhật: Cần nếu thi lên đại học
- Bằng đại học/cao đẳng, bảng điểm bản sao công chứng + bản dịch tiếng Nhật: Nếu bậc học cao nhất đã tốt nghiệp là đại học/cao đẳn
2. Ảnh thẻ
- Ảnh 3×4
- Ảnh 4×6
3. Quần áo
- Vớ (tất): Mang một cơ số đôi đi vì bên Nhật khá lạnh, không thì vào hàng 100 yên mua cũng được
4. Đồ dùng vệ sinh cá nhân
- Quần áo lót: Nên mang đủ dùng và đủ thay
- Kem đánh răng, dầu gội, dầu xả: Nên mang tuýp hay chai loại nhỏ nhất cho nhẹ và đỡ tốn chỗ
- Bàn chải đánh răng, dụng cụ vệ sinh tai
- Gương, móc áo, xi đánh giày, xà bông v.v…: Không nên mang, ở Nhật ra hàng 100 yên thì đầy, lại rẻ hơn VN.
- Các đồ vệ sinh thân thể mà bạn thường dùng: Nên mang theo lượng đủ dùng 1 ~ 2 tuần (thời gian làm quen cuộc sống mới), nhất là các bạn nữ.
- Khăn tắm, khăn mặt: Mang theo đủ dùng
5. Tiền
6. Thuốc, đồ dùng sức khỏe
- Vitamin C: Rau quả bên Nhật thường ít hơn và bạn chưa quen, ngoài ra giá cả thường mắc hơn thịt nên bạn mang vitamin C cho chắc, có gì còn bổ sung.
- Các thực phẩm chức năng khác: Tùy loại bạn thường dùng.
7 Đồ ăn, đồ uống
- 1 thùng mỳ ăn liền
- 1/2 ký chà bông (ruốc)
- 2 thùng mỳ ăn liền: Nên mua nhiều loại cho đổi vị
- Tỏi: Ví dụ 1/2kg (Không phải bên Nhật không có, nhưng rau củ quả thường mắc)
- Hành khô (hành tím): Ví dụ 1/2kg (Bên Nhật không có)
- Tôm khô: 1/2kg (Dùng cho nhiều mục đích, đừng mang nhiều kẻo lại hỏng)
- Cá khô: Vừa phải, có khi cá khô bên Nhật ngon hơn mà cũng không quá mắc
- Bột nêm, ví dụ Knor: Khoảng 1kg nhưng nên mua loại nhiều túi nhỏ để dễ bảo quản thay vì 1 túi lớn
- Trái ớt khô (Ớt tươi bên Nhật mắc)
- X Chanh và tiêu thì khỏi mang. Tiêu bên Nhật không mắc, còn chanh thì có chai nước cốt chanh (chanh tươi bên Nhật khá mắc đấy).
- Nước mắm: Có thể mang chai nhỏ nhưng phải bọc cẩn thận coi chừng bể, nhất là hành lý có thể bị quăng quật. Nước mắm có thể mua ở bên Nhật ở một số cửa hàng bán Asian Food.
- Các loại đồ khô khác: Mang được bao nhiêu thì mang, nhưng mua nhiều coi chừng cháy túi
8. Máy tính xách tay, điện thoại
- Máy tính xách tay: Nếu máy tính bạn vẫn xài được tốt thì nên mang theo, vì điện máy tính là 100 – 240 V nên có thể sạc điện tại Nhật (ở Nhật dùng điện 100 V).
- Điện thoại: Chú ý là băng tần điện thoại Nhật Bản và Việt Nam khác nhau, nên có mang sang cũng không xài được. Bạn dùng để báo thức hay vào wifi (nếu điện thoại bạn bắt được wifi) thì được. => Mang hay không tùy bạn!
9 Từ điển, kim từ điển
- Mang từ điển giấy cả Việt – Anh lẫn Anh – Việt, loại tốt tức là có câu ví dụ đàng hoàng.
- Nếu được: Mang từ điển giấy loại hai chiều Việt – Nhật, Nhật – Việt. Tuy nhiên chắc không có từ điển nào hay, nhiều khi cũng không chính xác lắm.
10 Sách học tiếng Nhật, các sách toán lý hóa, v.v…
11 Các vật dụng khác
Đồ điện (Nồi cơm điện, v.v…) Đừng mang, vì đồ điện bên Nhật xài điện 100V còn Việt Nam lại xài 220V nên bạn sẽ không dùng được. Bếp ga du lịch cũng thế, vì kích thước bình ga 2 nước khác nhau.
Chén, bát, tô, đũa, thìa, v.v… Đừng mang vì hàng 100 yên đều có.
Dao, kéo Chỉ được mang theo hành lý ký gửi thôi không được cầm lên máy bay, tuy nhiên không nên mang theo vì hàng 100 yên rất nhiều và rẻ.
12 Con dấu
13 Hàng 100 yên có gì?
Hàng 100 yên (百円ショップ hyakuen shoppu) hầu như có mọi thứ bạn cần trong cuộc sống hàng ngày, kể cả quần áo (tuy không hợp thời trang lắm). Dao, kéo, chén, đũa, tô, đũa dùng một lần, chén dùng một lần, nồi, móc áo, xi đánh giày, đồ vệ sinh cá nhân, bàn chải đánh răng, dây lưng, v.v…. đều có và giá còn rẻ hơn Việt Nam. Do đó bạn không nên mang những thứ mà hàng 100 yên có.