Loading...

10 phần mềm hay giúp bạn vượt qua các kì thi

Những tips cần thiết dành cho các du học sinh Mỹ, Canada, Anh, Úc và các nước nói tiếng anh. Không chỉ giúp bạn vượt qua cũng kì thi, đây cũng là phần mềm khá hay dành cho các bạn du học sinh trong quá trình học tập nhé. 1. Quizlet (https://quizlet.com/): Ưu điểm của Quizlet là bạn có thể tự tạo flash card cho mình và tiếp cận các flash card do người khác tạo trước đó. Bạn cũng có thể tự tạo bài thi cho mình dựa trên câu hỏi bạn nhập vào để tự test bản thân. Sau khi làm đi làm lại nhiều lần thì vào thi không còn là vấn đề nữa nhé. Quizlet nhiều khi còn dẫn ra test bank (tức là 1 chùm câu hỏi cho bài test), nhất là cho các môn dễ, nên bạn hãy chịu khó ấn vào xem người tạo flash card, biết đâu có thể tìm được người học chung chương trình với mình. Số lượng flash card có sẵn trên Quizlet rất nhiều, gần hết các môn từ phổ thông đến đại học nên bạn tha hồ mà tham khảo nhé. Nhược điểm của Quizlet: Đôi khi cần xác định lại độ tin cậy của flash card vì nó liên quan đến người tạo 😤 2. Sparknote (https://www.sparknotes.com/): Bạn cần phải đọc một tác phẩm văn học Mỹ/Anh hay thế giới để phân tích nhưng đọc tới trang thứ 4 là thần ngủ đã ru rồi. Chưa kể, việc học bộn bề lấy đâu ra thời gian đọc hùng hục cả quyển dài ơi là dài thế chứ. Yên tâm nhé, Sparknote sẽ giúp bạn bằng cách tóm tắt cuốn sách chục trang thành bài tóm tắt 2 mặt giấy, với đủ chi tiết để bạn hiểu nội dung của tác phẩm đó. Đương nhiên, nếu muốn phân tích sâu thì bạn vẫn cần nghiên cứu kĩ cả tác phẩm nhé, hoặc ít ra là đọc kĩ phân đoạn bạn cần phân tích sâu. Sparknotes chỉ giúp bạn tóm tắt tác phẩm và định hình nơi nào nên đọc để phân tích. 3. Symbolab (https://www.symbolab.com/) hoặc https://www.wolframalpha.com/ Đưa câu hỏi về toán vào, nó giải cho bạn từng bước một, không áp dụng cho toán thống kê, hình học hay liên quan tới vẽ đồ thị, nhưng sẽ giúp bạn giải tích phân mọi level, giải phương trình và các phép tính khác (có cả giải log). Sau khi tính đáp án xong bạn ấn xuống dưới nó chỉ bạn từng bước làm như thế nào Wolfram| Alpha thì nó giải bài cho luôn. Nếu chương trình bạn học nặng về toán thì Symbolab là phần mềm rất hữu dụng đấy. 4. Desmos (https://www.desmos.com/) Ứng dụng này thì nhiều người biết rồi, nhập phương trình hay bảng để nó vẽ đồ thị giúp mình. 5. Geogebra (https://www.geogebra.org/?lang=en) Đây là ứng dụng được đánh giá cao hơn Desmos về độ tiện lợi. Nó có máy tính cho CAS, 3D và cả cho phần toán thống kê, cực kì hữu dụng cho lớp các lớp stat đầu. Ngoài nhập phương trình lẫn bảng để vẽ biểu đồ, nó còn cho phép nhập bản dữ liệu (table) xong sau đó chọn phương trình phù hợp, tính dùm mình luôn hệ số a, b, c,... Từ phương trình đường thẳng (linear) cho tới phương trình hàm mũ (exponetial), phương trình hàm log,... 6. Grammarly (https://app.grammarly.com/): Phần mềm giúp chỉnh sửa chính tả cơ bản lẫn ngữ pháp khi viết bài bằng tiếng anh. Nếu bạn phải viết bài luận nhiều, thì thật sự khuyến khích nên trả tiền nâng lên premium. 7. Chegg / Coursehero Đây là website trả tiền theo gói để sử dụng dịch vụ, bạn có thể nhận được cả đáp án lẫn cách giải. Khuyến cáo bạn nên dùng khi không tìm thấy đáp án trên mạng lẫn không hỏi ai được và hạn nộp bài thì sát nút. Hoặc bạn sẵn sàng chịu chi để cả năm học nhẹ nhàng về bài tập. - Chegg: nhiều đáp án hơn, được truy cập vô số lần miễn còn trong hạn dịch vụ để tìm đáp án, giao diện dễ sử dụng hơn, trả tiền theo tháng nên khi nghỉ đông hay hè có thể tạm hoãn cực tiện, nhưng hệ thống tutor online phải trả tiền thêm. - Course hero: chỉ cho bạn 1 số lần nhất định để mở 1 số tài liệu có thể có đáp án, 1 số lần nhất định được hỏi tutor. Đóng tiền theo năm, cho phép dừng giữa chừng. 8. Citation Generator (http://www.citethisforme.com/us/citation-generator) Mọi người khi viết bài luận thì trang cuối thường phải trích nguồn (nguồn, định dạng, tên tác giả hay nhà xuất bản trước...) Với Citation Generator, bạn chỉ cần copy link web bạn lấy làm nguồn, hay đánh tên cuốn sách lẫn tác giả vào, và web này sẽ tạo cho bạn đúng citation bạn muốn, bất chấp định dạng từ MLA hay APA, Chicago hay cả HBS footnotes, etc…. 9. Google Scholar (https://scholar.google.com/): Giúp bạn tìm nguồn của tài liệu 10. Khan academy (https://www.khanacademy.org/) Ngủ quên trên lớp hay bấm điện thoại quên học bài? Quên mất giáo viên giảng cái gì? Cảm thấy sự lười của mình nên chấm dứt? Cứ lên Khan academy đánh tên phần học của bạn hôm ấy, 80-85% khả năng có bài giảng sát với thứ mà bạn bỏ lỡ ở lớp sáng nay. Hy vọng bài viết phần nào giúp các bạn du học sinh đang học tập khắp thế giới nha. Nếu cần tư vấn bất kì vấn đề gì, vui lòng liên hệ VISCO. https://visco.edu.vn/danh-sach-truong-visco-fair.html Đăng kí tư vấn miễn phí dang ky tai day [contact-form][contact-field label="Tên" type="name" required="1"][contact-field label="Thư điện tử" type="email" required="1"][contact-field label="Số điện thoại" type="text" required="1"][contact-field label="Tin nhắn" type="textarea"][/contact-form]                        

Các bài viết khác

Xem thêm
/img/newses/origin/visco_cac-truong-dai-hoc-my-bang-alabama-20243261012.jpeg
Các trường Đại học Mỹ bang Alabama
Các trường Đại học Mỹ bang Alabama
/img/newses/origin/visco_du-hoc-my-nganh-sinh-hoc-phan-tu-molecular-biology-65258-2024325142843.jpeg
Du học Mỹ ngành Sinh học phân tử - Molecular Biology
Tổng hợp danh sách các trường Đại học Mỹ mạnh về ngành Sinh học phân tử
/img/newses/origin/visco_massachusetts-college-of-pharmacy-and-health-sciences-truong-dai-hoc-duoc-va-khoa-hoc-suc-khoe-bang-massachusetts-65257-2024322155845.jpeg
Massachusetts College of Pharmacy and Health Sciences - Trường Đại học Dược và Khoa học sức khỏe bang Massachusetts
Massachusetts College of Pharmacy and Health Sciences là trường Đại học tư thục có trụ sở chính đặt thành phố Boston, bang Massachusetts. Là trường có một lịch sử nổi bật về đào tạo sinh viên ngành Y Dược.
/img/newses/origin/visco_gap-go-phuong-linh-du-hoc-sinh-tai-thuy-si-tai-ha-noi-65256-2024313161149.jpeg
Gặp gỡ Phương Linh - Du học sinh Thụy Sĩ tại Hà Nội
Tư vấn du học VISCO kính mời các Quý phụ huynh, các em học sinh, sinh viên quan tâm ngành học Quản trị Khách sạn và Ẩm thực tham gia buổi trò chuyện cùng Phương Linh – bạn nữ sinh năm cuối của SHMS – trường QTKS xếp hạng 2 ở Thuỵ Sĩ; xếp hạng 3 trên toàn thế giới