Loading...

Chuyên ngành Culinary Management: Bắt đầu từ con số 0 như thế nào?

Chia sẻ của sinh viên Nguyễn Hữu Thiện chuyên ngành Culinary Management, trường George Brown, Canada !!!

"Dạo này thấy nhiều bạn đăng kí học ngành Culinary Management khá đông, nên mình cũng dành chút thời gian chia sẻ về ngành này, cũng như các anh chị đã học qua, có thể chia sẻ thêm cho các bạn mới hiểu thêm. Mình hiện tại đang theo học tại George Brown College – ngành H100 – học kì 3 (đang thực tập). Mình thì bắt đầu từ con số 0 chẳng biết nấu gì hết, chỉ biết sơ sơ thôi, chứ về kỹ năng xem như nấu hên xui đó, nhưng sau khoảng thời gian theo học, tay nghề có tiến bộ, yêu thích nó hơn, đam mê nó hơn 😀 lâu lâu cũng có nhiều sơ suất, nhưng không sao càng vô sâu càng phải rút kinh nghiệm mà tiến bộ: (cách học ở George Brown ở phía dưới nha)

Sinh viên Nguyễn Hữu Thiện

1. Rào cản lớn nhất với mình với ngành này đó là: NGÔN NGỮ. Các bạn phải có vốn từ về nguyên liệu,hương liệu, vị giác, đến các từ ngữ nhận xét món ăn để biết thầy hay khách hàng nhận xét món bạn ra sao mà cải thiện. Biện pháp: Dùng từ điển --> học bài -->rồi sẽ biết. * Học trường nào cũng như trường nào, quan trọng ở bản thân các bạn thôi, chứ hỏi trường kia dạy tốt, hay trường nọ tốt. Quan trọng bản thân các bạn có học tốt hay không? Giờ vô trường tốt đi, bản thân không theo được --> cũng như không. 2. Ngành bếp này không phải biết nấu là bạn học được đâu nha, nó cần có sự đam mê, tìm tòi, nghiên cứu, chịu khó, cần cù, siêng năng và không có TỰ CAO TỰ ĐẠI. Để chọn nó bạn phải tự đặt ra câu hỏi cho mình rằng: “Mình có thực sự thích nấu ăn hay là mình thích ăn hay là mình chọn một ngành học mình nghĩ có thể qua môn và lấy bằng hoặc có thể ngành này đang là ngành định cư?” 3. Tại sao mình lại vạch ra nhiều ý cho câu 2? Bởi vì học ngành này rất cực, rất cực các bạn. Không phải mình làm các bạn nản chỉ hay không muốn các bạn theo. Mình đã trải qua nên mình nói cho các bạn biết: Các bạn sẽ phải thức khuya dậy sớm để học bài và lên lớp đúng giờ. Nếu lên lớp trễ giờ, bữa đó coi như 0 điểm vì không được vô lớp. Mà một môn không được thực hành 2 lần xem như rớt môn đó rồi. *Không kể đến chuyện học, đi làm cũng vậy, phải đúng giờ. Vô bếp làm là xác định không có chuyện làm hết việc nhá, làm hết việc thì sau đó đi dọn dẹp bếp, hết dọn dẹp bếp thì khách vô phải nấu cho khách, có lúc khách vô đông, hét đồ bán là chạy như ngựa luôn  4. Mình vừa học vừa làm, 6 tháng trước một ngày mình chỉ ngủ đúng 4 tiếng đồng hồ. Vì đi làm tới 11g đêm rồi phải học bài, làm assignment tới 2 giờ, sáng 6g dậy, soạn đồ đi học vì lớp thực hành mở lúc 7g30. 6 tháng trời không biết cảnh ăn ngủ sung sướng là gì. Subway là căn nhà thứ 2 của mình để mình có thể ngủ trên đó mỗi khi dùng tới nó. 5. Ngoài việc học ở trường, các bạn phải xin đi làm ở các nhà hàng để lấy kinh nghiệm. Thiệt sự mà nói, ngành học này cần bồi dưỡng nhiều kinh nghiệm càng tốt. Học ở trường không bao giờ đủ, bởi vì sau đó bạn sẽ quên hết kiến thức thầy cô dạy. Mốt ai hỏi bạn cái đó nấu sao “À, tui quên rồi, để về mở sách vở xem lại”. Lúc đó người ta sẽ đánh giá bạn khác so với người có vững tay nghề. * Vô nhà hàng Tây làm, nó giả bộ kiểm tra bạn. "À tao quên cái này nấu sao rồi, mày biết không? Chỉ tao với, bữa thằng kia nó nói tao quên" Nói bậy bạ là hiểu nha  Hoặc nó đưa cà rốt hay cần tây ra, cắt hạt lựu cho tao hay ra miếng thịt này cho tao với  không biết xác định  6. Ngoài học kiến thức nấu ăn, các bạn sẽ được học các môn về rượu, cách kết hợp rượu với đồ ăn sao cho hợp. Rồi hương liệu đó sẽ phải kết hợp với gì. Quốc gia đó, người dân không thích ăn gì, nấu sao để hấp dẫn người ta, cách dùng dao nĩa, cách uống rượu như thế nào trên bằng ăn. Ôi tùm lum tùm la. Nhưng hay lắm đó nha, rất hữu ít. 7. Nhiều bạn nghĩ học ở trường rồi có tấm bằng ra là dễ xin việc cho ngành này. Không đâu nha!!! Vô nhà hàng Tây hay Việt làm. Câu đầu tiên người ta sẽ hỏi bạn có kinh nghiệm chưa? Nếu bạn trả lời: “ Có” – Okay, vô thử việc. Vô nó giao một tá công việc, bạn phải biết giải quyết nó ra sao. Vô mà mơ mơ màng màng, kết quả là “ ngày mai khỏi đi làm nha em”. Biện pháp cho vấn đề này: Phải đi làm để lấy kinh nghiệm, phải có kinh nghiệm mới tồn tại được với ngành này. • Thứ nhất: Bạn phải tìm một chỗ để người ta chỉ cho bạn những việc nhỏ nhặt nhất, từ thái rau củ, làm hàng, ra hàng như thế nào. Lúc khách đông giải quyết ra sao, đọc bills, sắp xếp orders và làm việc nhóm như thế nào để có thể hoạt động một cách mượt mà nhất trong bếp. • Thứ hai: Nếu bạn mơ mơ màng màng, vô giờ người ta bán. Bạn làm chậm đội hình người ta, làm lung tung, khách hàng than phiền là mất việc. 8. Nhiều bạn học bếp mà qua đi làm nails. Mình công nhận là tiền cần cho cuộc sống thiệt. Nhưng mà không có kinh nghiệm làm sao bạn có công việc sao này hã? Bạn phải bỏ công sức ra, dù lương ít thiệt nhưng phải rang để mà đi làm. Bạn có nhiều kinh nghiệm rồi, xin việc dễ cũng dễ, nói thật lương bạn cũng ngang ngang như nghề nails. Chứ làm nails, mốt ra hầm móng người à? 9. Cần có một sư phụ (một người đi trước) truyền lại kinh nghiệm của họ cho bạn. Nếu bạn nấu sai hoặc làm sai, người ta sẽ chỉ cho bạn sai chỗ nào để mà rút kinh nghiệm tiến bộ hơn. Nếu không có bạn sẽ phải tự tìm tòi, nghiên cứu. Mất nhiều thời gian hơn mà kết quả sẽ không được hoàn mỹ lắm. Kiểu không thầy đố mày làm nên vậy đó. 10. Về việc nghe thông tin đại chúng nói nghề bếp dễ lấy PR lắm ( thẻ định cư). Ờ, chắc dễ ăn của ngoại lắm . Ra xin việc mà không có kinh nghiệm, hoặc không làm được cho người ta. Ai mà nhận, không nhận sao mà nộp hồ sơ PR. Thành ra đừng tin vào mấy người tư vấn dùm mình. Hãy tin vào bản than các bạn có làm tốt hay không? Có thể tiến bộ và kiếm được việc làm hay không? Điều đó mới quan trọng.

P/s: Ngành nào cũng có cái khó cái cực của nó, chúng ta cần phải có đam mê mà xác định cho bản thân mình. Mình sống có một lần à, hãy để bản than mình quyết định để không phải nuối tiếc. Sống cho mình đừng sống cho ai khác hết á. Vì họ chẳng có thở giúp bạn, chẳng ăn giúp bạn, chẳng yêu cho bạn. Cố lên, chỉ cần xác định rõ mình cần gì, quyết tâm bạn sẽ có được thứ mình cần.

Học ở George Brown: 1. Vô đừng mua đồ gì hết đó. Vô xem ông thầy ổng yêu cầu gì rồi hãy mua. Đừng nghe ai nói, phải đi hỏi những người đã học cần gì, mua hết ngoài book store --> Mắc kinh dị rồi vô học mất --> tiếc tiền. Biện pháp: ra phố tàu mua học. Mốt tốt nghiệp rồi hãy xài đồ xịn. 2. Đi học phải có cuốn sổ nhỏ để take note, những cái note đó quan trọng lắm, vì nó có thể nằm trong bài test hoặc dùng để nấu lúc thực hành 3. Chuẩn bị bài trước lên lớp mới dễ hiểu, lên đó như vịt nghe sấm đó 4. Vô học chọn bạn mà lớp nhóm, không thì gánh team thấy mẹ luôn hoặc bỏ lun"

>> Xem thêm: Trường George Brown College, Canada

>> Xem thêm: Cuộc sống sinh viên tại George Brown College

>> Xem thêm: Học chuyên ngành kinh doanh tại Canada >> Xem thêm: Học chuyên ngành quản trị nhà hàng, khách sạn, du lịch và ẩm thực tại Canada >> Xem thêm: Du học canada không chứng minh tài chính

Liên hệ Hotline/Zalo/Viber/Imess: 0908780560 hoặc đăng kí tư vấn tại đây:

[contact-form][contact-field label="Tên" type="name" required="1"][contact-field label="Thư điện tử" type="email" required="1"][contact-field label="Điện thoại" type="text" required="1"][contact-field label="Tin nhắn" type="textarea"][/contact-form]

Các bài viết khác

Xem thêm
/img/newses/origin/visco_cac-truong-dai-hoc-my-bang-alabama-20243261012.jpeg
Các trường Đại học Mỹ bang Alabama
Các trường Đại học Mỹ bang Alabama
/img/newses/origin/visco_du-hoc-my-nganh-sinh-hoc-phan-tu-molecular-biology-65258-2024325142843.jpeg
Du học Mỹ ngành Sinh học phân tử - Molecular Biology
Tổng hợp danh sách các trường Đại học Mỹ mạnh về ngành Sinh học phân tử
/img/newses/origin/visco_massachusetts-college-of-pharmacy-and-health-sciences-truong-dai-hoc-duoc-va-khoa-hoc-suc-khoe-bang-massachusetts-65257-2024322155845.jpeg
Massachusetts College of Pharmacy and Health Sciences - Trường Đại học Dược và Khoa học sức khỏe bang Massachusetts
Massachusetts College of Pharmacy and Health Sciences là trường Đại học tư thục có trụ sở chính đặt thành phố Boston, bang Massachusetts. Là trường có một lịch sử nổi bật về đào tạo sinh viên ngành Y Dược.
/img/newses/origin/visco_gap-go-phuong-linh-du-hoc-sinh-tai-thuy-si-tai-ha-noi-65256-2024313161149.jpeg
Gặp gỡ Phương Linh - Du học sinh Thụy Sĩ tại Hà Nội
Tư vấn du học VISCO kính mời các Quý phụ huynh, các em học sinh, sinh viên quan tâm ngành học Quản trị Khách sạn và Ẩm thực tham gia buổi trò chuyện cùng Phương Linh – bạn nữ sinh năm cuối của SHMS – trường QTKS xếp hạng 2 ở Thuỵ Sĩ; xếp hạng 3 trên toàn thế giới